Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Uống thuốc chớ bẻ nhỏ

(SKGĐ) Bởi hành động này có thể khiến bạn gánh hậu quả quá liều hoặc viêm loét một số bộ phận.

Thuốc kháng sinh dòng Cyclin và mMcrolid

Bao gồm có Amoxilin, Ampicillin, Cephalexin, Cefixim, Erythromycin, Azithromycin. Là những thuốc dùng điều trị bệnh viêm phế quản, ho kéo dài, viêm mũi họng, viêm dạ dày, nhiễm trùng thực phẩm…

Do các thuốc này dễ bị phân hủy bởi axit trong dạ dày nên khi bẻ ra, thuốc trong viên bao phim được giải phóng phân hủy ngay lập tức tại dạ dày. Hệ quả, thuốc không còn đủ liều khi hấp thu vào cơ thể. Bệnh không khỏi, có thể dẫn đến kháng thuốc. Nếu đã uống viên thuốc bị bẻ, hãy báo với bác sỹ để tăng liều khi cần thiết.

Cách xử trí: Ăn ngay một loại thực phẩm khác để giảm phân hủy thuốc tại dạ dày. Uống một cốc nước lọc để đẩy thuốc nhanh xuống ruột. Bỏ phần thuốc bẻ đi và thay bằng phần thuốc khác.

Thuốc dạng giải phóng chậm

Các tên thuốc này có các chữ R, L, D, X. Các thuốc dạng này được dùng để điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim. Một số thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp. Một số thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Trong sản xuất, người ta đã trộn lẫn thuốc với một số chất có tác dụng làm chậm tan thuốc và làm thuốc được giải phóng từ từ.

Khi bẻ nhỏ, thuốc được giải phóng nhanh hơn hây hiệu ứng quá cao liều ngay sau khi uống và không còn hiệu quả ở thời điểm cuối ngày.

Hậu quả cuối cùng là khó kiểm soát bệnh, không kiểm soát được đường huyết, huyết áp và đau thắc ngực.

Cách xử trí: Nên ăn một ít tinh bột, rau củ quả để giảm tốc độ hấp thu.

Thuốc đặt dưới lưỡi

Nhận biết các thuốc này bằng chữ sublingual. Một số thuốc trị bệnh mạch vành, một số khác trị bệnh đau nửa đầu. Do thuốc được đặt dưới lưỡi và đã được bào chế theo công thức để giải phóng từ từ. Nếu bẻ ra, thuốc hấp thu nhanh hơn dẫn tới quá liều.

Cách xử trí: Khi đã bẻ ra, có thể uống nhưng chỉ với liều bằng 1/2 liều thông thường.

Thuốc siêu đắng

Thuốc này điều trị bệnh tiêu chảy như Clorocid, Berberin. Thuốc này quá đắng gây kích thích phần cảm giác đắng ở phần sau của lưỡi. Cảm giác đắng này mạnh tới mức gây ra phản xạ nôn trớ không thể kiểm soát làm giảm hiệu quả trị bệnh.

Cách xử trí: Uống thật nhanh để chống dã đắng ra khắp miệng. Uống một ngụm nước đường để trung hòa hoặc ăn vài thứ quả ngọt.

Thuốc có biên độ điều trị thấp

Thuốc này điều trị bệnh suy tim, động kinh, đông máu. Thuốc dạng này đã được bào chế theo liều lượng chuẩn. Một số người mua viên thuốc liều cao rồi bẻ ra để uống. Nhưng cách làm này nguy hiểm vì liều điều trị rất gần liều ngộ độc.

Cách xử trí: Bỏ viên thuốc liều cao hơn, chọn mua loại thuốc liều đúng với loại kê trong đơn.

Thuốc gây hại dạ dày

Các thuốc này đa phần là các thuốc điều trị chống viêm, giảm đau, chống loãng xương, trị bệnh tăng huyết áp như Aspirin, Posicor. Thuốc này gây kích ứng đường tiêu hóa từ thực quản đến dạ dày. Do đó chúng được bào chế ở dạng bao phim. Nếu bẻ ra, chúng chạm vào thành thực quản và dạ dày gây ra viêm loét .

Cách xử trí: Uống với nhiều nước. Ăn ngay sau khi uống thì giảm được kích ứng. Không ăn chất chua hoặc uống nước chanh, cam sau đó chừng 1h.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đinh (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/uong-thuoc-cho-be-nho-15769/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY