Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ưu tiên tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú

Ngày 21/8, Bộ Y tế đã có công văn khẩn số 6866/BYT-BMTE về việc ưu tiên tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú.

Trong công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng; Cục Y tế, Bộ Công an và Y tế các Bộ, ngành, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nêu rõ, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng virus SARS-CoV-2 (Covid-19) với những biến chủng mới nguy hiểm đang diễn biến rất phức tạp.

Hiện tại, có trên 40/63 tỉnh, thành phố đã có ca nhiễm covid-19, trong đó có nhiều phụ nữ mang thai, sản phụ cũng bị nhiễm covid-19.

Việc tiêm vaccine phòng covid-19 cho phụ nữ mang thai thực hiện theo quyết định số 3802/qđ-byt ngày 10/8/2021 của bộ trưởng bộ y tế về hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng covid-19.

Trước khi tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, phải hỏi tuổi thai, giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vaccine phòng covid-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần tuổi trở lên khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi.

Phụ nữ mang thai từ 13 tuần tuổi trở lên sau khi được giải thích nếu đồng ý tiêm chủng thì cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/uu-tien-tiem-vaccine-cho-phu-nu-mang-thai-ba-me-dang-cho-con-bu-5662824.html)

Tin cùng nội dung

  • Vào lúc 14h30 ngày 31/01/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Cập nhật phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược”...
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 - 5 ngày hầu như ai cũng có cảm giác căng ngực. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực.
  • Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ bị Tu vong liên quan đến việc mang thai, sinh con; trên 60 triệu sản phụ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, 30% trong số này bị tổn thương suốt đời.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Một ca bệnh sa dây rau bất ngờ trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh đã được các y bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai cứu sống cả mẹ lẫn con, khiến gia đình bệnh nhân vô cùng cảm kích...
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY