Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Văn khấn cúng cô hồn tháng 7 âm lịch

Bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7 âm lịch chuẩn xác nhất, phổ biến nhất.
Tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là “tháng cô hồn” hoặc “mở cửa mả”, “âm khí xung thiên”. Vào dịp này, nhà nhà đều chuẩn bị sắm lễ cúng cô hồn, cúng chúng sinh. Dưới đây là 2 bài văn khấn cúng cô hồn phổ biến nhất.

1. Nguồn gốc tháng cô hồn và ý nghĩa cúng cô hồn


Nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Có những nơi, người ta gọi quỷ đói là “anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ đói này. Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác.

Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai kiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.


2. Bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7 âm lịch


Bài văn khấn thứ nhất:

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH
Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………..Ở tại số nhà…………………………………………Phát lòng thành tịnh,thiết lập đạo tràng,bày tiệc cam lồ,Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng.Nhờ ơn tế độ,thêm sự phước duyên,nguyện xin gia đình yên ổn,thuận lợi bán buôn,dòng họ quy hướng đạo mầu,con cháu học hành tinh tiến,nguyện cầu thế giới hòa bình,nhơn sanh phước lạc.
Kính thỉnh:Cô hồn xuất tại côn lônỞ tam kì nghiệp,cô hồn vô sốNhững là mãn giả hằng hàĐàn ông,đàn bà,già trẻ lớn nhỏÔi! Âm linh ơi,cô hồn hỡiSống đã chịu một đời phiền nãoch*t lại nhờ hớp cháo lá đaThương thay cũng phận người taKiếp sinh ra thế,biết là tại đâuĐàn cúng thí vâng lời phật dạyCủa có chi,bát nước nén nhangCũng là manh áo thoi vàngGiúp cho làm của ăn đàng thăng thiênAi đến đây dưới trên ngồi lạiCủa làm duyên chớ ngại bao nhiêuPhép thiêng biến ít thành nhiềuTrên nhờ tôn giả chia đều chúng sanhPhật hữu tình từ bi tế độChớ ngại rằng có có không khôngNam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô TăngĐộ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.
Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa,phà lồ chí đế án tam bạt ra,tam bạt ra hồng (3 lần)Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần).

Bài văn khấn thứ 2:

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH
Hôm nay ngày……tháng……năm………………(Âm lịch).Con tên là:…………………..tuổi……………….Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………, tỉnh (Tp):…………………
Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hửu danh vô vị, hửu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào T* n*n…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…
Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.
– Chân ngôn biến thực : (biến thức ăn cho nhiều)
NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA , TÁM BẠT RA HỒNG (7 lần)
Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều)
NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA ( 7 lần )
Chân ngôn cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (7 lần).
Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không đem vào nhà. Đồ mã đốt ngay tại chỗ. Đĩa muối gạo rải ra tám hướng.

Đừng bỏ lỡ các bài viết liên quan khác:
Tháng cô hồn kiêng dự đám tang liệu có đúng không?Những thói quen xấu khiến bạn dễ mơ thấy ma quỷ trong tháng cô hồnTháng 7 âm lịch không hoàn toàn là tháng cô hồn, liệu có xui xẻo như nhiều người nghĩ?Tháng cô hồn kiêng mua vàng, vì đâu lại có tục này?Kiêng ăn gì trong tháng cô hồn để không bị đen đủi?Chuyên gia tâm linh nói gì về việc tháng Cô hồn kiêng phơi quần áo ban đêm?Đầy đủ những BÀI CÚNG CÔ HỒN tháng 7 ai cũng cần phải biếtTâm thanh tịnh thì cắt tóc tháng cô hồn có gì phải loTháng 7 cô hồn, phạm phải 1 trong những điều cấm kỵ này đều không may mắnCô hồn là gì? Tại sao phải cúng cô hồn?Tháng 7 cô hồn kiêng mua gì để tránh xui xẻo đeo bám?Trừ tà tháng cô hồn: Dùng lửa, muối và đeo vật phẩm phong thủyNhà cửa và những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồnCúng cô hồn nên dâng lễ chay hay lễ mặn?Có những loại cô hồn nào?Cúng cô hồn sao cho đúng để tiêu tan tai họa, phúc khí đủ đầyNhững nơi nhiều tà ma nhất trong tháng cô hồnKhông cúng cô hồn dịp rằm tháng Bảy có được không?
Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch ngày tốt (https://lichngaytot.com/van-khan/van-khan-cung-co-hon-thang-7-am-lich-3-100.html)

Tin cùng nội dung

  • Người đi lễ cần trang bị cho mình một số nguyên tắc khi thắp hương, sắm lễ và quá trình lễ bái tại chùa trong những ngày rằm, mùng một, ngày lễ Tết…
  • Chuông gió (phong linh) là vật phong thủy hữu hiệu, để khắc chế năng lượng xấu, tiêu - giải hung khí án ngữ hoặc giúp lưu chuyển luồng khí tốt, tăng cường vượng khí… cho ngôi nhà. Nó biến hung thành cát, đem lại sự an lành, may mắn nếu ngôi nhà không may phạm cấm kỵ phong thủy.
  • Tuy nhiên, chúng ta cần đặc biệt lưu ý là: lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.
  • Người Việt thường làm lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch và trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo và Rằm tháng 7. Nhưng cúng cô hồn vào giờ nào hợp lý thì không phải ai cũng biết.
  • Sắp đến Rằm tháng 7, nhiều nhà chuẩn bị sắp xếp, bao sái (lau dọn) bàn thờ để tới Rằm tháng 7 đón gia tiên về được sạch sẽ, thanh tịnh. Ai được phép bao sái bàn thờ và dọn sao để không “phạm” vào điều cấm kỵ?
  • Tháng 1 và 7 có thể coi là vị trí nhạy cảm khi âm dương giao hòa. Tháng 1 là Tết của dương thế còn tháng 7 được coi như Tết của âm thế.
  • Vậy làm thế nào mang lại may mắn, an lành cho bạn và gia đình trong tháng cô hồn? Những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn phần nào tránh khỏi những điều xúi quẩy có thể đem lại.
  • Cái tháng này là tháng cô hồn nên đi đâu, hỏi ai cũng nghe nói chả muốn làm gì, chả muốn đi đâu, kinh tế đóng băng, buôn bán èo uột chả ai mặn mà với chuyện mua chuyện bán
  • Vậy làm thế nào mang lại may mắn, an lành cho bạn và gia đình trong tháng cô hồn? Những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn phần nào tránh khỏi những điều xúi quẩy có thể đem lại.
  • Theo dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, do vậy, ngoài việc sắm lễ cúng, người ta còn truyền tai nhau rất nhiều điều nên kiêng kỵ trong tháng cô hồn này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY