Cây thuốc quanh ta hôm nay

Vị Thuốc từ củ riềng

Riềng không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà còn là vị Thuốc quí có thể phòng và chữa được nhiều bệnh.
Riềng là một loại gia vị phổ biến cũng như gừng, tỏi, nghệ… Có 2 loại riêng: riềng Thuốc hay cao hương khương, co khá (Thái), kim sung (Dao), cho thân rễ và quả chuyên dùng làm Thuốc; riềng nếp hay là loại riềng thường, được bán ngoài chợ làm gia vị, hay riềng ấm, hậu khá (Thái), chi bộ (Mông) chỉ cho thân rễ làm gia vị và đôi khi dùng làm Thuốc.

Riềng Thuốc được dùng trong những trường hợp sau đây:

Chữa đầy bụng, lạnh bụng, nôn mửa: riềng Thuốc, củ gấu, gừng khô, với lượng bằng nhau, phơi khô, thái nhỏ, tán bột và rây mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.

Chữa tiêu chảy: riềng Thuốc: 6g, vỏ quế: 4g, vỏ vối: 3g. Sắc với 200ml nước, uống làm một lần trong ngày. Hoặc riềng Thuốc: 20g, nụ sim: 80g, vỏ rộp ổi: 60g, tán bột, rây mịn. Uống mỗi lần 5g ngày 3 lần.

Chữa nhiễm lạnh, ăn không tiêu, buồn nôn, đau bụng: quả riềng Thuốc (hồng đậu khấu) tách vỏ, lấy hạt, 2 – 6g tán nhỏ dùng uống trong ngày.

Riềng nếp: được chế biến thành riềng muối chống khát nước, chữa ho, viêm họng, đau răng, đầy bụng. củ riềng tươi (loại to và già) đem cạo sạch vỏ ngoài, ướp vào dung dịch nước muối 10% (10g muối ăn pha trong 100ml nước đun sôi để nguội) trong vài ngày rồi vớt ra, giã nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô, rồi cho riềng vào nước quả chanh tươi, ngâm khoảng 10 – 15 phút, lại đem phơi hoặc sấy. Làm như vậy chừng 3 – 4 lần là được. Riềng muối có vị chua, mặn và cay dịu. Khi dùng, lấy một dúm cắn nhẹ dưới răng, ngậm và nuốt nước dần dần. Ngày ngậm 2 – 3 lần.

Lấy củ riềng nếp giã (100g) tán nhỏ, ngâm với cồn 90 độ (200 ml), càng lâu càng tốt. Ngày bôi vài lần để chữ hắc lào.

Ngọc Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/vi-thuoc-tu-cu-rieng-n125315.html)

Tin cùng nội dung

  • Củ riềng có tác dụng gì ? Ngoài việc là một gia vị trong nấu ăn, nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện mỡ máu, tăng cường miễn dịch. chống ung thư, chữa lang ben...
  • (MangYTe) - Ăn nhiều đồ ngọt, giờ giấc sinh hoạt thất thường là một trong số những nguyên nhân dễ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt trong những ngày lễ, tết.
  • (MangYTe) Củ riềng là gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn. Nó còn có tên khác là lương khương, riềng ấm..., tên khoa học: Alipinia officnarum Hance. Cao lương khương là rễ (củ) khô cây riềng. Cây mọc hoang và trồng nhiều ở khắp các miền. Trong Đông y, nó còn là vị Thuốc có dược tính cao.
  • (MangYTe) Là gia vị vô cùng quen thuộc trong ẩm thực Việt nhưng ít ai biết tới công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại củ này, đặc biệt là chống ung thư, chữa bệnh dạ dày, xương khớp...
  • Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy.
  • Ở nước ta, cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được sử dụng làm Thuốc.
  • Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh,
  • Rau mồng tơi đã quá quen thuộc với chúng ta. Mùa hè nóng nực mà có bát canh mồng tơi nấu cua đồng, vừa giải nhiệt lại bổ dưỡng.
  • Củ riềng đã được bà con ta sử dụng từ lâu đời, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, nhất là trong những ngày trời lạnh.
  • Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh Tỳ và Vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY