Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Viêm gan A có nguy hiểm không?

Không giống như viêm gan B và C, nhiễm trùng viêm gan A không gây ra bệnh gan mãn tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh tiến triển nặng gây ra các triệu chứng suy nhược, suy gan cấp tính và dẫn đến tử vong.

1. Viêm gan A là gì?

Cứ 7 người thì có 1 người bị nhiễm viêm gan A, các triệu chứng có thể xuất hiện và kéo dài đến 6 tháng trước khi biến mất.

Viêm gan A là tình trạng viêm gan do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Virus này là một trong số các loại virus viêm gan gây viêm gan và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan.

Virus viêm gan A tồn tại trong môi trường và có thể chịu được các quy trình sản xuất thực phẩm thường được sử dụng để bất hoạt hoặc kiểm soát mầm bệnh do vi khuẩn gây ra.

Virus chủ yếu lây lan khi một người chưa bị nhiễm bệnh (và chưa được tiêm chủng) ăn phải thực phẩm hoặc nước bị nhiễm phân của người bị nhiễm bệnh. Bệnh có liên quan mật thiết với nguồn nước hoặc thức ăn không đảm bảo, vệ sinh môi trường không đảm bảo, vệ sinh cá nhân kém và quan hệ tình dục qua đường miệng - hậu môn.

Không giống như viêm gan B và C, viêm gan A không gây ra bệnh gan mãn tính nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng suy nhược và hiếm khi là viêm gan tối cấp (suy gan cấp tính), thường gây tử vong. WHO ước tính trong năm 2016, trên toàn thế giới có 7134 người tử vong do viêm gan A (chiếm 0,5% tỷ lệ tử vong do viêm gan virus).

2. Các triệu chứng của bệnh viêm gan A là gì?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh viêm gan A sẽ thuyên giảm trong vòng 2 tháng và không có ảnh hưởng lâu dài.

Trẻ em dưới 6 tuổi thường không có triệu chứng khi nhiễm virus viêm gan A. Trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên và người lớn thường phát triển các triệu chứng nhẹ, có thể bao gồm:

- các triệu chứng giống cúm (sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể)

- đau bụng (đặc biệt là ở phần tư trên bên phải)

- phân màu sáng

- nước tiểu đậm

- ăn mất ngon

- giảm cân không lý do

- vàng da (hoặc mắt)

Các triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 28 ngày sau khi bạn nhiễm virus.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A và lây nhiễm như thế nào?

Gan nằm ở vùng bụng bên phải, ngay dưới xương sườn. Gan thực hiện hơn 500 chức năng sống, bao gồm xử lý hầu hết các chất dinh dưỡng từ ruột, đào thải thuốc, rượu và các chất có hại khác ra khỏi máu, đồng thời gan cũng thực hiện luôn chức năng tạo mật (dịch màu xanh lục chứa trong túi mật để giúp tiêu hóa mỡ), sản sinh cholesterol, các yếu tố đông máu và một số protein khác. Vì cấu trúc phức tạp, thường xuyên tiếp xúc với nhiều độc tố nên gan rất dễ bị bệnh.

Mọi người phát triển nhiễm trùng viêm gan A sau khi nhiễm HAV. Loại virus này thường lây truyền khi ăn phải thức ăn hoặc chất lỏng bị nhiễm phân có chứa virus. Sau khi lây truyền, virus sẽ lây lan theo đường máu đến gan, nơi nó gây ra tình trạng viêm và sưng tấy.

Ngoài việc lây truyền từ việc ăn thực phẩm hoặc nước uống có chứa HAV, virus này cũng có thể lây lan khi tiếp xúc gần gũi với người đã mắc bệnh. HAV dễ lây lan và một người bị viêm gan A có thể dễ dàng truyền bệnh cho những người khác sống trong cùng một hộ gia đình.

Bạn có thể mắc bệnh viêm gan A do:

- ăn thức ăn do người nhiễm virus viêm gan A chế biến

- ăn thức ăn do người chế biến không tuân thủ quy trình rửa tay nghiêm ngặt trước khi chạm vào thức ăn

- ăn động vật có vỏ sống bị nhiễm nước thải

- quan hệ tình dục với người có vi rút viêm gan A

- uống nước ô nhiễm

- tiếp xúc với phân nhiễm viêm gan A

Nếu bạn nhiễm virus, bạn sẽ bị lây truyền 2 tuần trước khi các triệu chứng xuất hiện. Thời kỳ lây nhiễm kết thúc khoảng 1 tuần sau khi các triệu chứng xuất hiện.

4. Những người có nguy cơ mắc viêm gan A?

Những người có nguy cơ mắc viêm gan A cao nhất bao gồm trẻ em và những người có vấn đề về gan từ trước.

Bất kỳ ai chưa được chủng ngừa hoặc bị nhiễm trước đó đều có thể bị nhiễm virus viêm gan A. Ở những khu vực có virus phổ biến (lưu hành cao), hầu hết các ca nhiễm viêm gan A xảy ra trong thời thơ ấu. Độ tuổi thường gặp viêm gan A nhất là 5 – 14 tuổi. Ước tính trên toàn cầu mỗi năm có 1,4 triệu trường hợp mắc bệnh. Các yếu tố rủi ro bao gồm:

- vệ sinh kém;

- thiếu nước sạch;

- sống trong hộ gia đình có người mắc bệnh;

- là bạn tình của người bị nhiễm viêm gan A cấp tính;

- sử dụng thuốc kích thích;

- quan hệ tình dục đồng tính

- đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh cao mà không được chủng ngừa.

5. Những biến chứng của bệnh viêm gan A?

Trong hầu hết các trường hợp viêm gan A, gan hồi phục hoàn toàn trong vòng 1-2 tháng mà không có tổn thương kéo dài. Hơn nữa, virus không tồn lưu trong cơ thể một khi bạn đã bình phục. Ở người già và người bị các bệnh khác như suy tim ứ huyết, tiểu đường và thiếu máu, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn và diễn biến bệnh có thể nặng hơn.

Theo thống kê, cứ 250 người bị viêm gan A thì có ít hơn 1 người bị ảnh hưởng đến tính mạng. Trong một số ít trường hợp viêm gan bùng phát – một tình trạng đe dọa tính mạng gây suy gan có thể xảy ra. Đặc biệt có nguy cơ là ở những người bị bệnh gan mãn tính hoặc ghép gan.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng quá trình viêm gây ra bởi viêm gan A có thể góp phần gây cứng động mạch (xơ mỡ động mạch).

6. Viêm gan A có chữa được không?

Trong hầu hết các trường hợp viêm gan A, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và hồi phục trong một hoặc hai tháng không có thiệt hại lâu dài. Tuy nhiên viêm gan A không có điều trị cụ thể.

Điều trị viêm gan A chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trong thời gian virus viêm gan A bùng phát, người bệnh nên:

- Nghỉ ngơi tốt: Viêm gan A gây suy giảm chức năng gan dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và cung cấp năng lượng đầy đủ.

- Sử dụng thực phẩm giàu đạm, vitamin, giảm mỡ động vật, tăng cường hoa quả tươi, không uống rượu bia, các chế phẩm có ảnh hưởng đến gan. Đặc biệt các thuốc chuyển hóa qua gan hoặc có tác dụng gây suy giảm chức năng gan.

- Ăn các bữa ăn nhẹ, nhỏ để giúp giảm buồn nôn và nôn.

- Thực hành vệ sinh tốt, chẳng hạn như rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên

Trong nhiều trường hợp bệnh viêm gan siêu vi A có thể tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể cao, gan vẫn hoạt động tốt, tuy vậy, có khoảng 10% trường hợp rơi vào mãn tính. Khi ấy, virus viêm gan A tấn công kích hoạt tế bào Kupffer (một loại đại thực bào nằm trong xoang gan, chuyên ăn các loại virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, hồng cầu già chết… tạo phản ứng miễn dịch) hoạt động quá mức từ đó phóng thích ra các chất gây viêm làm tổn thương gan nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy gan, hôn mê gan, gây tử vong.

7. Cách phòng tránh bệnh viêm gan A?

Chủng ngừa là cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan A.

Hiện nay, viêm gan A chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Thay vào đó, phác đồ điều trị chủ yếu vẫn là đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và tránh tổn thương gan vĩnh viễn. Viêm gan A có thể được ngăn ngừa bằng cách vệ sinh cá nhân tốt và vệ sinh môi trường.

Đặc biệt, viêm gan A hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin. cần được tiêm vắc xin viêm gan A. Chủng ngừa rất an toàn và hiệu quả. Tiêm đủ liều sẽ bảo vệ cơ thể chống lại virus.

Các cơ quan y tế khuyến cáo nên chủng ngừa viêm gan A cho:

- Tất cả trẻ trên 1 tuổi;

- Người du lịch hoặc những người sống tại các khu vực lưu hành viêm gan A từ trung bình đến cao;

- Người bị viêm gan B hoặc viêm gan C và những người có bệnh lý viêm gan mạn tính;

- Người làm việc trong môi trường hoặc có lối sống dễ bị nhiễm bệnh (làm việc trong bếp ăn tập thể, nhà hàng, người làm việc có liên quan đến vắc xin viêm gan A trong các phòng thí nghiệm…);

- Quan hệ đồng giới nam;

- Tiền sử có rối loạn đông máu;

- Có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm;

- Người vô gia cư;

- Người nghiện thuốc;

- Những người tiến triển nặng nếu nhiễm HAV. (Các bệnh nhân gan mãn tính hoặc suy giảm miễn dịch)…

Vắc xin viêm gan A là một chế phẩm sinh học an toàn và hiệu quả. Vắc xin “đánh lừa” hệ thống miễn dịch của bạn để xây dựng một hệ thống phòng thủ tự nhiên, mạnh mẽ chống lại virus viêm gan A. Cơ thể của bạn sẽ đánh thức hệ thống miễn dịch của mình vận hành như một động cơ mạnh mẽ và bắt đầu tạo ra các kháng thể chống lại các virus. Những kháng thể này sẽ bắt đầu tìm kiếm bất kỳ loại virus viêm gan A nào có thể xâm nhập vào cơ thể bạn trong tương lai và sẽ sẵn sàng chờ đợi để cảnh báo hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa sự xâm nhập và gây bệnh viêm gan do virus viêm gan A.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/viem-gan-a-co-nguy-hiem-khong-36227/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY