Bạn nên biết hôm nay

Viêm tĩnh mạch

Viêm tĩnh mạch nông do lấy máu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch là một biến cố y khoa thường gặp.
Em tôi bị bệnh phải nhập viện cấp cứu, được các cô điều dưỡng lấy máu xét nghiệm ở khuỷu tay và lấy ven để cố định 1 kim tiêm trên mu bàn tay để truyền dịch và tiêm Thu*c trong 2 ngày. Nhưng sau đó em tôi về nhà thì cách tay của em tôi sưng to và nhức nhất là chỗ khuỷu tay xuống cổ tay. Một tuần sau đó thì bắt đầu xuất các vết thâm đen trên cách tay, đi khám bác sĩ nói bị “viêm tĩnh mạch” và cho uống Thu*c, em tôi phải uống Thu*c điều trị 2 tuần mới hết nhức và sưng tay. Bác sĩ cho tôi hỏi tại sao tiêm Thu*c mà lại bị viêm tĩnh mạch? Phải làm gì khi bị viêm tĩnh mạch như vậy?

(Hoàng Thị Bích H. -TP.HCM)

viêm tĩnh mạch nông do lấy máu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch là một biến cố y khoa thường gặp. Nguyên nhân có thể do truyền tĩnh mạch các loại Thu*c ưu trương như đường Glucose 30%, các loại Thu*c có nồng độ cao, các loại hoá chất chống ung thư hay tiêm truyền kéo dài trong nhiều giờ và trong nhiều ngày.

Thật ra đây là một biến cố nhẹ, không nguy hiểm gì cho bệnh nhân nhưng vì tĩnh mạch nông ngay ngoài da bị viêm đỏ, tấy thậm chí có sốt đi kèm làm cho bệnh nhân và người thân lo lắng.

Việc điều trị cũng không lấy gì làm phức tạp lắm, chỉ cần cho người bệnh chườm nóng lên trên chỗ tĩnh mạch bị viêm, sử dụng Thu*c kháng sinh, giảm đau và Thu*c kháng viêm kèm theo Thu*c chống hình thành cục máu đông… từ 10 - 14 ngày là chỗ viêm có thể hết. Một số trường hợp, nếu tĩnh mạch bị viêm nhiều có thể sử dụng phẫu thuật để lấy bỏ tĩnh mạch bị viêm.

PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/viem-tinh-mach-n128050.html)

Tin cùng nội dung

  • Năm 2013, tôi có đi khám hiếm muộn thì kết quả chẩn đoán là giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh dịch đồ là không có tinh trùng và phát hiện có thêm viêm gan B.
  • Nếu phát hiện chính xác bệnh, điều trị đúng cách và sớm, nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh có thể phục hồi chức năng sinh sản.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng bất thường như vậy thì thành công không cao, dưới 20%.
  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Cách đây 2 năm, em có triệu chứng đau tức tinh hoàn vào buổi chiều, nhất là khi đứng ngồi lâu hay hoạt động gắng sức.
  • Trên 2 tinh hoàn của cháu có những bó sợi, sờ được rõ nhất là khi trời nóng.
  • Tôi bị phù sưng, nóng mắt cá chân và hai bàn chân, có lúc bị chuột rút ở cẳng chân vào ban đêm...
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY