Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Việt Nam bước sang ngày thứ 34 không có ca nhiễm mới trong cộng đồng

(MangYTe)-Đã 34 ngày trôi qua, Việt Nam bảo vệ được thành quả bước đầu trong công cuộc chống dịch COVID-19 là không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Bản tin lúc 6 giờ ngày 20/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 34 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng.

Tình hình sức khoẻ của bệnh nhân nam phi công (BN91) đã có dấu hiệu tiến triển, 5 lần âm tính liên tục với virus SARS-CoV-2 và sắp chuyển sang bệnh viện Chợ Rẫy điều trị tiếp theo về hồi sức tích cực.

Tính đến 6 giờ ngày 20/5, Việt Nam có tổng cộng 184 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Tính từ 18 giờ ngày 19/5 đến nay, Việt Nam đã không ghi nhận thêm ca mắc mới.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 7.945 ca, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện (331 ca), cách ly tập trung tại cơ sở khác (5.187 ca), cách ly tại nhà, nơi lưu trú (2.427 ca).

Trong khi đó, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị-Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: Đến thời điểm này có 264 ca bệnh/324 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, chiếm 81% tổng số ca bệnh COVID-19 ở nước ta. 60 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh.

Tính đến sáng ngày 20/5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 2 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 6 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.

Về tình hình sức khoẻ của bệnh nhân nặng 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, thông tin tại cuộc hội chẩn quốc gia chiều ngày 19/5 cho biết tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đã có dấu hiệu tiến triển.

Bệnh nhân đã 5 lần liên tiếp xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Tỷ lệ đông đặc phổi của bệnh nhân đã giảm từ 90% xuống còn gần 80%. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn chưa đủ điều kiện để ghép phổi.

Các chuyên gia cùng thống nhất việc ghép phổi chỉ được tiến hành khi bệnh nhân đảm bảo về sức khoẻ và các yếu tố liên quan đạt yêu cầu.

Đến sáng ngày 20/5, bệnh nhân đã trải qua 2 tháng 2 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (bệnh nhân này sắp được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị hồi sức tích cực); bệnh nhân hiện không sốt, vẫn tiếp tục ECMO ngày thứ 44. Sự sống của bệnh nhân hiện gần như phụ thuộc vào ECMO.

TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Sài gòn đầu tư (https://saigondautu.com.vn/suc-khoe/viet-nam-buoc-sang-ngay-thu-34-khong-co-ca-nhiem-moi-trong-cong-dong-80471.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY