Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Việt Nam có số bệnh nhân mắc nấm phổi xâm lấn cao nhất thế giới

Ngày 19/2, tại Hà Nội, Bệnh viện Phổi Trung ương, Hội Phổi Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học về bệnh nấm phổi do Aspergillus với sự tham gia của các chuyên gia y tế đầu ngành.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Việt Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, nấm Aspergillus là 1 trong 3 loại nấm gây nên bệnh nấm phổi thường gặp, trong đó nấm Aspergillus là loại nấm phổ biến nhất, có kích thước 2- 3µm. Loại nấm này có cả trong nhà và môi trường bên ngoài. Bệnh phổi do nấm Aspergillus gây ra 3 nhóm bệnh: Nấm phổi xâm lấn, Nấm phổi mạn tính và Dị ứng phế quản phổi do nấm.

Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh phổi do nấm Aspergillus là 14,6 triệu ca/năm, tỷ lệ Tu vong là 1,6 triệu ca/năm (tương đương số Tu vong do lao, gấp 3 lần Tu vong do sốt rét). Rất nhiều quốc gia không đủ nguồn lực để chẩn đoán và điều trị ca bệnh này.

Người có hệ miễn dịch tốt sẽ thải loại được loại nấm này, nhưng với những người suy giảm hệ miễn dịch, khi nấm Aspergillus xâm nhập sẽ phát triển gây bệnh.

Hiện Việt Nam chưa có báo cáo số liệu cụ thể về bệnh nấm phổi do Aspergillus. Tuy nhiên theo ước tính, Việt Nam đứng đầu về số ca mắc nấm phổi xâm lấn với trên 14.500 ca/năm. Việt Nam cũng là nước có gánh nặng nấm mạn tính thứ 5 trên thế giới với trên 55.500 ca.

Theo các chuyên gia y tế, nấm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi, ít gặp ở người bình thường có sức đề kháng tốt. Bệnh hay gặp ở người suy g‌iảm miễn dịch, già yếu, mắc bệnh mạn tính lâu ngày. Tỉ lệ bệnh nấm phổi chỉ chiếm 0,02% các bệnh phổi, tuy nhiên khi bị nấm phổi không p‌hát hiện điều trị kịp thời khả năng t‌ử vong có thể lên tới 50 - 70%.

Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi là do các loại nấm: Candida, Aspergillus, Cryptococcus. Trong đó, hay gặp nhất là loại Aspergillus.

Hầu hết bệnh nhân thường đến khám vì ho ra m‌áu kéo dài không rõ lý do, sốt kéo dài kèm đ‌au ngực, ho khạc đờm kéo dài kèm khó thở như hen. Cùng với đó là các trường hợp chẩn đoán viêm phổi điều trị kháng sinh kéo dài không khỏi.

Các triệu chứng của nấm phổi t‌ùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Các triệu chứng ban đầu như sốt kéo dài, mệt mỏi, sụt cân; ho ra m‌áu, ho khạc đờm có nút nhầy. Khám phổi triệu chứng thường nghèo nàn, có thể nghe ran rít, ran ngáy. Trong trường hợp diễn tiến cấp, bệnh nhân có thể khó thở nhanh, ho khan, đau ngực, sốt cao.

Bệnh nấm phổi nếu kéo dài không được điều trị các bào t‌ử nấm sẽ lan tràn và gây bệnh cơ quan khác như nấm não, màng não, tổn thương da, viêm cơ, viêm nội nhãn… thậm chí là nhiễm nấm huyết. Bệnh nhân sẽ c‌hết do nhiễm trùng, nhiễm đ‌ộc, suy kiệt hoặc biến chứng nặng nề như ho ra m‌áu ồ ạt.

Theo các chuyên gia y tế, để đề phòng bệnh nấm phổi, cần thường xuyên rèn luyện thân thể, ăn nhiều hoa quả tươi, nâng cao sức đề kháng. Tránh để nấm mốc trong nhà, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, đủ á‌nh nắng, thông gió tránh ẩm ướt. Khi vệ sinh nhà cửa cần mang khẩu trang để tránh hít phải bụi nấm.

TTXVN/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/viet-nam-co-so-benh-nhan-mac-nam-phoi-xam-lan-cao-nhat-the-gioi-20200219151710479.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte, Tuần tới em muốn đi cắt bao quy đầu. Em nghe nói hiện nay có “kỹ thuật xâm lấn tối thiểu” khi cắt bao quy đầu có rất nhiều ưu điểm. Vậy cho em hỏi bệnh viện/phòng khám nào dùng phương pháp đó? Giá cả thế nào vậy Mangyte? (Phi Long - rongbay…@gmail.com)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY