Ngày 5/8, Bộ trưởng Y tế Liban Hamad Hassan cho hay các bệnh viện tại thành phố Beirut và vùng lân cận đã bị quá tải sau vụ nổ kinh hoàng xảy ra trước đó một ngày ở cảng Beirut.
Ông đánh giá tình hình hiện nay như một thảm họa, nghiêm trọng hơn sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Theo ông Hassan, vụ nổ đã phá hủy 4 bệnh viện ở Beirut, nhà chức trách phải điều chuyển các bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện này sang các cơ sở y tế khác. Bộ trưởng Y tế Liban nhấn mạnh: "Điều này làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn và biến cuộc khủng hoảng này trở thành một Ông cũng cho biết số thương vong trong vụ nổ đang tăng lên và hiện vẫn còn nhiều người mất tích. Hội Chữ Thập Đỏ Liban xác nhận số người thiệt mạng trong vụ nổ đã lên tới hơn 100 người, ngoài ra có hơn 4.000 người bị thương. Cùng ngày, Thị trưởng thành phố Beirut, ông Marwan Aboud, cho biết vụ nổ đã làm khoảng 250.000-300.000 người mất nhà cửa và gây thiệt hại kinh tế lên tới 3-5 tỷ USD. Hiện các đội kỹ thuật và kỹ sư vẫn chưa thể tiến hành đánh giá mức độ thiệt hại, song ước tính khoảng một nửa thành phố Beirut bị ảnh hưởng do vụ nổ. Vụ nổ lớn xảy ra ngày 4/8 trong quá trình hàn tại một nhà kho của cảng Beirut. Các tia lửa đã châm ngòi pháo được cất giữ gần nhà kho, dẫn tới làm nổ 2.750 tấn amoni nitrat tại kho hàng. Số hóa chất này lưu kho cảng Beirut để chờ được xử lý từ năm 2014. Các kết quả điều tra sơ bộ cho thấy tình trạng lơ là quản lý và vận hành kho chứa vật liệu có nguy cơ cháy nổ cao ở cảng Beirut trong nhiều năm qua là nguyên nhân dẫn đến vụ nổ trên. Theo một nguồn thạo tin, vấn đề an toàn lưu kho đã nhiều lần được đưa ra tại các ủy ban chính phủ và tòa án, nhưng đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa ban hành một sắc lệnh di dời hoặc tiêu hủy số vật liệu có thể gây Phát biểu tại cuộc họp nội các ngày 5/8, Tổng thống Liban Michel Aoun khẳng định sẽ điều tra kỹ lưỡng vụ nổ và công bố kết quả một cách minh bạch càng sớm càng tốt. Trong nhiều thập kỷ qua, amoni nitrat - chất bột không mùi thường được dùng làm phân bón hóa học - cũng là “thủ phạm” của nhiều vụ nổ công nghiệp nghiêm trọng trên thế giới. Đáng chú ý, vụ nổ xảy ra tại nhà máy phân bón hóa học Texas (Mỹ) năm 2013 khiến 15 người thiệt mạng. Một vụ nổ khác tại nhà máy hóa chất ở thành phố Toulouse (Pháp) năm 2001 cướp đi sinh mạng của 31 người./. Dòng sự kiện:[Photo] Hiện trường tan hoang sau vụ nổ kinh hoàng ở Beirut
Theo các nhà địa chấn học, vụ nổ tương đương một trận động đất có độ lớn 4,5.
Phan An (TTXVN/Vietnam+)