Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

WHO chỉ rõ loạt mầm mống gây bệnh nguy hiểm ở trong nhà có thể phá hoại phổi, gây loạt bệnh đường hô hấp cực khó lường

Sự thật ai cũng phải giật mình là ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 8 lần so với ngoài trời, là thủ phạm chính phá phổi, gây ra loạt bệnh đường hô hấp.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhận định, ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hại phổi, dẫn đến hàng loạt bệnh về đường hô hấp. Thống kê trung bình năm cho thấy, mỗi năm trên thế giới có đến 9 triệu người thiệt mạng do ô nhiễm không khí.

Hầu hết ai cũng nghĩ đó là tác hại của ô nhiễm không khí ngoài đường. Nhất là hiện nay, tình trạng bụi mịn gia tăng ở quá nhiều quốc gia trên toàn cầu. Thế nhưng, sự thật ai cũng phải giật mình bởi ô nhiễm không khí trong nhà lại cao gấp 8 lần so với ngoài trời, là thủ phạm chính phá phổi, gây ra loạt bệnh đường hô hấp.

WHO đặc biệt nhấn mạnh, ô nhiễm không khí trong nhà liên quan trực tiếp tới khoảng 900.000 trường hợp trẻ T* vong do viêm phổi, là nguyên nhân gây ra 4% gánh nặng bệnh tật, làm gia tăng bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi.

Vậy đâu là những nhân tố gây ô nhiễm không khí trong nhà mà bất cứ gia đình nào cũng phải cẩn trọng để tránh gây tổn thương phổi, gây nhiều bệnh tật?

1. Nấm mốc

Nấm mốc là một dạng nấm phát triển từ các bào tử bám vào các khu vực ẩm ướt trong ngôi nhà của bạn. Nấm mốc có thể có màu trắng, đen, xanh lá cây hoặc vàng, và có thể trông bóng bẩy, mờ mờ hoặc thô ráp. Đáng lo ngại là nấm mốc có thể giải phóng một loạt các chất độc nguy hiểm vào không khí, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Đặc biệt gây ra loạt bệnh với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi... Nói chung là những người có vấn đề về da, hô hấp, hệ thống miễn dịch yếu.

2. Khói Thu*c lá

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà là khói Thu*c lá. Dù cho bạn là người hút Thu*c hay là người bị hít phải khói Thu*c lá chăng nữa, hãy nhớ đây là nguyên nhân gây ra 40.000 ca T* vong mỗi năm riêng tại Mỹ. Riêng tại nước ta, WHO ghi nhận có 6000 người T* vong do khói Thu*c lá. Việc hít phải khói Thu*c lá đặc biệt có hại cho trẻ em, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), hen suyễn nặng, các bệnh về tai và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

Hơn nữa, khói Thu*c lá chứa ít nhất 70 chất gây ung thư, hóa chất đã được chứng minh là có thể gây ung thư, cũng như khoảng 7.000 chất hóa học khác mà cơ thể bạn không có. Khi hít phải, những hóa chất này có thể gây ra các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh tim mạch khác dẫn đến đau tim, cũng như các biến chứng nghiêm trọng khác.

3. Thảm trải sàn

Thảm trải nhà giống như một cái bẫy, là nơi chứa đầy chất ô nhiễm trong nhà vì dễ dàng hấp thụ các bào tử nấm mốc, các hạt từ khói, chất gây dị ứng và các chất độc hại khác. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngay cả một số khí độc cũng có thể đọng lại trong thảm.

4. Một số đồ sản phẩm gia đình

Nhiều sản phẩm hàng ngày có mặt ở hầu hết mọi gia đình có thể gây ô nhiễm không khí trong nhà. Bao gồm:

- Chất tẩy rửa và chất khử trùng.

- Nến.

- Sơn tường

Các sản phẩm này có thể phát ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), có thể gây ra các vấn đề như kích ứng mắt, mũi hoặc họng, đau đầu, buồn nôn, tổn thương nội tạng và thậm chí là ung thư trong một số trường hợp nghiêm trọng.

5. Thiết bị gia dụng

Nhiều gia đình và văn phòng có máy sưởi, lò nướng, lò sưởi và máy nước nóng đốt các nhiên liệu như khí đốt, dầu hỏa, dầu, than hoặc gỗ để làm năng lượng. Vì quá trình đốt cháy có thể cực kỳ nguy hiểm, nên hầu hết các thiết bị đều được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chúng an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu thiết bị bị lỗi, nó có thể tạo ra các khí độc hại như carbon monoxide, sulfur dioxide, andehit...

6. Radon

Là một khí hoàn toàn không mùi và trơ, radon có thể thấm qua mặt đất và khuếch tán vào không khí trong tòa nhà của bạn. Khi nó bị phân hủy, radon phát ra bức xạ có thể bám vào các hạt bụi và đi vào phổi gây ra tổn thương. Mặc dù có vẻ kỳ lạ nhưng các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng nồng độ radon trong nhà cao hơn ngoài trời.

7. Lông thú cưng

Bạn có thể không nghĩ đến lông thú cưng khi nghĩ đến các chất ô nhiễm trong nhà, nhưng đối với nhiều người bị dị ứng, nó là một chất kích ứng cấp tính có thể làm cho một số môi trường trong nhà trở nên khó chịu. Lông thú cưng bao gồm cả các vảy da cực nhỏ do vật nuôi trong nhà rụng ra, có nghĩa là những loại thú cưng không có lông cũng có thể gây ra các triệu chứng như ho, hắt hơi, chảy nước mắt và tức ngực.

https://afamily.vn/who-chi-ro-loat-mam-mong-gay-benh-nguy-hiem-o-trong-nha-co-the-pha-hoai-phoi-gay-loat-benh-duong-ho-hap-cuc-kho-luong-2021122516562607.chn

Tiếp theo

WHO cảnh báo hành động làm tăng nguy cơ ung thư phổi trong nhà bếp, rút ngắn tuổi thọ cực nhanh, phụ nữ Việt rất hay mắc phải

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/who-chi-ro-loat-mam-mong-gay-benh-nguy-hiem-o-trong-nha-co-the-pha-hoai-phoi-gay-loat-benh-duong-ho-hap-cuc-kho-luong-2021122516562607.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm họng gây đau rát họng, khó khăn trong việc nuốt nước miếng, ăn uống... Bệnh thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Ợ nóng là một chứng bệnh thường gặp có thể do nhiều nguyên nhân. Thừa cân, hút Thu*c lá, ăn một số loại thực phẩm, ăn nhiều về đêm…có thể dẫn đến chứng ợ nóng.
  • Viêm tiểu phế quản (TPQ) là bệnh viêm các phế quản kích thước nhỏ, đường kính dưới 2mm. Do cấu tạo thành của các TPQ không có sụn mà chỉ có cơ trơn nên khi bị viêm dễ bị co thắt, xẹp lại, không còn khả năng hô hấp.
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc tại ĐH Khoa học và Công nghệ Hoa Trung củng cố thêm bằng chứng về mối liên quan giữa hút Thuốc lá...
  • Trung thu, những cơn gió mùa đầu tiên bắt đầu tràn về cũng là mùa các bệnh ở đường hô hấp tăng, trong đó có hen phế quản ở trẻ em. Vậy cần dự phòng bệnh cũng như cần phải lưu ý khi điều trị bệnh như thế nào?
  • Đánh giá sau 6 tháng triển khai dự án “Triển khai mô hình hỗ trợ và điều trị cai nghiện Thuốc lá tại trạm y tế xã” cho thấy 56% bệnh nhân được cán bộ y tế hỏi về tình trạng hút Thuốc, 60% bệnh nhân được cán bộ y tế khuyên bỏ Thuốc, và 50% bệnh nhân nhận được tư vấn nhanh hỗ trợ cai Thuốc lá
  • Các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng tinh trùng nhân tạo để khôi phục khả năng sinh sản.
  • Ngoài ảnh hưởng tới hệ thống hô hấp, Thuốc lá còn làm giảm tính đàn hồi của da.
  • Việc ngày càng có nhiều người bỏ Thuốc lá, công trước hết là do tuyên truyền, từ lời khuyên của các thầy Thuốc
  • Nghiên cứu của nhà khoa học Mỹ Anil Lalwani cho thấy khói Thuốc lá có thể gây giảm thính lực cho tuổi thiếu niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY