Xà lách có thể kết hợp với nhiều món ăn, mang đến cảm giác ngon miệng. Ảnh: Liveinternet |
Theo cuốn Thảo mộc quanh nhà, thực dưỡng và làm Thu*c, thân lá xà lách có chứa lactucarium, tác dụng có thể so sánh với Thu*c phi*n nhưng không có hại như Thu*c phi*n vì chỉ làm dịu kích thích thần kinh. Lactucarium không gây nên táo bón, không làm mất cảm giác ngon miệng và không tổn thương các bộ máy tuần hoàn, tiêu hóa của cơ thể.
Ngoài ra, trong xà lách còn có các vitamin A,B,C, D, E, các khoáng chất Fe, Ca, P, I, Mn, Zn, Cu, Na, Cl, K, Co, As, các photsphat, sulfat... Người ta tìm thấy trong xà lách tươi có một đơn vị vitamin E/50 g, 17,7 mg vitamin C/100 g. Rau để trong 3 ngày thì lượng vitamin C giảm còn 4 mg nếu không giữ rễ cây cẩn thận trong nước.
Trong Đông y, xà lách tính vị ngọt dịu, mát, tác dụng giải nhiệt, lọc máu, khai vị, giảm đau, an thần, lợi sữa, chủ trị suy nhược tâm thần, đánh trống ngực, co giật nội tạng, đau dạ dày, mất ngủ, ho gà, đái tháo đường, bệnh sỏi, viêm thận, táo bón...
Thân, lá xà lách sắc uống 3-5 ly cốc mỗi ngày vào giữa các bữa ăn để chữa thấp khớp, ho, hen và các rối loạn thần kinh, giúp an thần. Ngoài ra có thể kết hợp lá xà lách với dịch ở thân. Dịch thân có thể lấy bằng cách cắt ngang ngọn cây hoặc chích vát thân cây như chích nhựa thông. Liệu trình uống: 0,5 thìa cà phê trong ngày thứ nhất, một thìa cà phê trong ngày thứ hai, 1,5 thìa trong ngày thứ ba... đến 5 thìa cà phê trong ngày thứ 10, sau đó lặp lại liệu trình từ đầu.
Hoặc, có thể làm thành si rô, ngày dùng 20-100 g. Cũng có thể cắt cây lấy dịch, sau đó đem chưng cách thủy để có loại cao cứng, ngày dùng 1 g trong 6 ngày liên tục.
Xà lách trị đái tháo đường bằng cách lá xà lách tươi lượng 40 g ngâm trong 2 giờ cùng rượu 30-40 độ, uống 60 giọt trước bữa ăn. Hoặc lá xà lách 100 g ngâm trong 15 ngày, uống 60 giọt (pha loãng với nước) uống trước bữa ăn.