Cây thuốc quanh ta hôm nay

Thuốc an thần từ cây chùm bao

Theo y học cổ truyền, để làm Thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất của cây chùm bao, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3 - 5cm.
Cây chùm bao còn có các tên gọi khác như lạc tiên, hồng tiên, dây nhãn lòng, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái), tây phiên liên. Cây mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Thân mềm dạng dây leo, có lông mềm dài 1,5 mm, lá hình tim, mọc so le, có 3 thùy, hoa đơn độc 5 cánh màu trắng, già chuyển màu tím nhạt. Quả hình trứng, bọc bởi lớp vỏ lưới (áo ngoài), chín rất thơm, ăn được.

Theo y học cổ truyền, để làm Thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất của cây chùm bao, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3 - 5cm. Trước khi dùng sao hơi vàng, dùng dần. chùm bao đặc trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Được chiết xuất hoạt chất chế tác dược phẩm an thần giúp chống stress dành cho người lao động trí óc luôn căng thẳng thần kinh, dẫn đến hậu quả suy nhược tim mạch, cơ thể.

Một số bài Thuốc từ chùm bao:

Bài 1: chùm bao nấu thành cao lỏng với tỷ lệ 1 phần chùm bao 1 phần nước, pha thêm chút đường cho dễ uống, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 50 - 100ml, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Cũng có thể phối hợp với một số dược liệu an thần khác như lá vông, lá dâu, lá sen, mỗi loại 20g, tâm sen 4g. Sắc uống ngày một thang. Uống 2 - 3 tuần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Bài 2: Thu hái quả, rửa sạch, bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả, thêm ít nước đun sôi để nguội và chút mật ong hoặc đường đủ ngọt để uống. Dịch quả chùm bao thơm, ngon, bổ, mát; thích hợp cho giải nhiệt mùa hè. Hoặc hái phần ngọn và lá non của lạc tiên mỗi lần khoảng 100 - 200g nấu canh ăn giúp ngủ ngon.

Cũng có thể thu hoạch chùm bao mọc hoang ở hàng rào, lùm bụi cây khắp đồng ruộng, vườn cây. Đem về phơi khô (cả rễ, dây, lá, quả), thái dài 3cm, sao khử thổ, tán nhuyễn thành dạng bột, pha thêm vào một chén nước cốt trà đen đậm (khoảng 5 kg/chùm bao), vo viên tròn cỡ ngón tay út. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên, liên tục trong 60 - 90 ngày trị mất ngủ.

Bài 3: chùm bao tươi (cả lá, dây, quả) 300g, phơi 2 nắng (hoặc sao khử thổ vừa vàng), 200g râu ngô vừa ngậm sữa rửa sạch, 100g rau má (sao khử thổ vừa héo), sắc chung với 500ml nước có pha 1/4 muỗng muối hạt, còn lại 200ml nước, uống 2 lần/ngày trưa, tối. Liên tục 7 ngày có tác dụng an thần, chống mệt mỏi.

Bài 4: 500g chùm bao (cả rễ, dây lá, quả non), 300g hoa thiên lý, 100g lá mướp đắng non. Tất cả sao khử thổ, tán nhuyễn dạng bột, cho thêm 50g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100ml nước sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Công dụng: Trị khó ngủ, đau nhức ở người cao tuổi, phụ nữ hành kinh sớm hoặc phụ nữ sau mãn kinh. 10 ngày là một liệu trình.

Bài 5: Hạt sen 12g, lá tre 10g, cỏ mọc 15g, lá dâu 10g, chùm bao 20g, vông nem 12g, cam thảo 6g, xương bồ 6g, táo nhân sao 10g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 thang.

Bác sĩ Thu Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-an-than-tu-cay-chum-bao-6365.html)

Chủ đề liên quan:

an thần cây chùm bao thuốc an thần

Tin cùng nội dung

  • Mít không chỉ là thứ quả thơm ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh như giải rượu, tăng tiết sữa, chữa hen suyễn...
  • Một trong những sai lầm phổ biến của cha mẹ là cho trẻ uống sữa trước khi ngủ khiến lượng đường trong khoang miệng tăng cao, dễ làm hư răng sữa.
  • Nước lọc là loại chất lỏng có lợi nhất cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác dụng của nước khiến bạn bất ngờ.
  • Nếu bạn ăn, uống những loại thực phẩm sau khi đang phải uống Thuốc chữa bệnh thì có thể làm giảm tác dụng của Thuốc.
  • Những thực phẩm dưới đây tối kị khi dùng Thuốc bạn nên lưu ý, đặc biệt là khi dùng nước ép bưởi rất nguy hiểm vì loại nước này làm tăng sự hấp thu Thuốc quá nhiều vào máu.
  • Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị Thu*c an thần, làm ngủ ngon giấc,
  • Nếu heo bị tiêm Thuốc an thần vài giờ trước khi giết mổ, thịt sẽ tồn dư Thuốc khiến người ăn có thể bị giãn nở mạch máu, hạ huyết áp, hô hấp chậm, rối loạn giấc ngủ.
  • Theo Đông y hạt sen có vị ngọt, chát, tính bình; vào các kinh: tâm, tỳ và thận. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, sáp tràng, an thai, lợi thủy.
  • Theo Đông y, đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
  • Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên Thu*c trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng Thu*c sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thu*c khác theo những công thức sau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY