Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Xơ vữa động mạch - diễn biến âm thầm và nguy hiểm

Xơ vữa động mạch (XVĐM) là một bệnh, trong đó mảng bám tích tụ bên trong các động mạch.

Mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác có trong máu. Theo thời gian, mảng bám cứng lại và làm hẹp dần các động mạch. Điều này hạn chế dòng chảy của máu giàu oxy đến các cơ quan của cơ thể. XVĐM có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nào trong cơ thể, bao gồm các ở tim, não, thận, tay, chân... Khi của cơ quan nào bị xơ vữa sẽ phát triển bệnh ở cơ quan đó.

XVĐM ngày càng trở thành 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong trên thế giới, là một bệnh hệ thống gây tổn thương các ở nhiều cơ quan khác nhau. Mảng xơ vữa thường có 3 biểu hiện chính liên quan vành, não và ngoại biên.

XVĐM là sự thu hẹp của do các mảng bám được tạo thành trong lòng mạch máu, có thể xảy ra, ảnh hưởng đến bất kỳ nào trong cơ thể, bao gồm cả ở tim, não, cánh tay, chân, xương chậu và thận.

Đến nay, khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây XVĐM. Các nghiên cứu cho thấy rằng, XVĐM là một bệnh tiến triển chậm và phức tạp, có thể bắt đầu trong thời thơ ấu, phát triển nhanh hơn khi cao tuổi. XVĐM có thể bắt đầu xảy ra khi các lớp bên trong của bị tổn thương bởi các yếu tố: hút Thu*c lá, Thu*c lào; số lượng một số chất béo và cholesterol trong máu tăng hơn bình thường; bị bệnh tăng huyết áp; mức đường trong máu cao hơn bình thường; hít phải khói Thu*c lá nhiều sẽ làm trầm trọng thêm và đẩy nhanh sự phát triển của XVĐM trong vành, chủ và ở chân. Người ít hoạt động thể chất; người có thói quen ăn ít rau, ăn nhiều chất béo bão hòa, ăn mặn, ăn quá ngọt; người có cha mẹ hoặc anh chị em bị XVĐM; bệnh nhân bị bệnh tim mạch; ô nhiễm không khí... cũng là nguyên nhân gây XVĐM.

Khi động mạch của cơ quan nào bị xơ vữa sẽ phát triển bệnh ở cơ quan đó.

XVĐM là một bệnh diễn tiến chậm, âm thầm và thường không có dấu hiệu ban đầu nên hầu hết người bệnh đều không biết mình có bệnh cho đến khi bị hẹp một cách trầm trọng hoặc bị tắc hoàn toàn một động mạch. Nguy hiểm hơn, đến khi phải đi cấp cứu khẩn cấp như đau tim hay đột quỵ bệnh nhân mới biết mình bị bệnh. Một số người chú ý đến sức khỏe có thể phát hiện được các triệu chứng như đau ngực hoặc phát ban. Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào bị tổn thương. XVĐM cảnh là cung cấp máu lên não, khi bị hẹp có thể bị đột quỵ với triệu chứng: đột ngột suy yếu, khó thở, nhức đầu, nói khó, tê liệt, nhìn khó một mắt hoặc cả hai mắt.

XVĐM vành là cung cấp máu nuôi tim, nếu sự cung cấp máu đến tim bị thiếu, có thể gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, với các triệu chứng: nôn mửa, hốt hoảng, đau ngực, ho...

XVĐM thận là cung cấp máu đến thận, nếu việc cung cấp máu bị hạn chế sẽ gây tổn thương thận mạn tính. Bệnh nhân có các triệu chứng: mất cảm giác ngon miệng, phù bàn tay và bàn chân, khó tập trung...

XVĐM ngoại biên là các chân tay, hay gặp ở chân bị xơ vữa. Các triệu chứng phổ biến nhất là đau chân ở một hoặc cả hai chân, vị trí ở bắp chân, đùi và mông. Tính chất đau: nặng nề ở chi dưới, chuột rút, các cơ bắp chân. Các triệu chứng khác có thể là: rụng lông chân, ở nam có rối loạn cương dương, tê ở chân, màu sắc của da chân thay đổi, chân yếu...

Mục đích điều trị nhằm làm giảm triệu chứng, giảm các yếu tố nguy cơ gây XVĐM; giảm nguy cơ hình thành cục máu đông; phòng ngừa XVĐM... Bệnh nhân cần thực hiện ăn uống lành mạnh, năng hoạt động thể chất, phòng tránh thừa cân. Điều trị nội khoa: dùng Thu*c để ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa, dùng các Thu*c để giảm cholesterol, Thu*c hạ huyết áp... Phẫu thuật để điều trị các trường hợp XVĐM nặng, nong mạch vành hoặc bắc cầu vành...

Phòng tránh XVĐM bằng cách, hằng ngày cần chú trọng giữ chế độ ẩm thực hợp lý với mức calo vừa đủ; tăng cường ăn rau xanh, quả chín; không ăn hoặc hạn chế dùng các loại thức ăn như thịt mỡ, lòng đỏ trứng, kem, bơ, pho-mát, chocolat, cacao, dầu dừa, dầu lạc; điều hòa hoạt động thể lực vừa sức với độ tuổi và bệnh tật vốn có; tránh các chấn động thần kinh (stress), giữ đời sống tinh thần vui tươi lành mạnh. Bỏ hẳn hút Thu*c; điều trị tích cực và kiên nhẫn những bệnh sẵn mắc, nhất là đối với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, đã bị cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời theo chuyên khoa.

ThS. Nguyễn Quang Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xo-vua-dong-mach-dien-bien-am-tham-va-nguy-hiem-n164618.html)

Tin cùng nội dung

  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Cháu tôi 5 tuổi, bị đau bụng, sốt, đái ra máu, đi khám được chẩn đoán u Wilms.
  • Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm - AAA) là tình trạng giãn nở ( phình ) của một phần động mạch chủ trong vùng bụng mà đường kính …
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Viêm động mạch Takayasu là dạng hiếm của các rối loạn viêm mạch máu. Bệnh có thể gây đau ngực, đau tay, cao huyết áp và cuối cùng là suy tim hoặc đột quỵ.
  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Nong động mạch cảnh (Carotid angioplasty) là một thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ. Động mạch cảnh là động mạch nằm ở hai bên vùng cổ và là động mạch chính cấp máu cho não. Thủ thuật này liên quan đến việc luồn và bơm phồng một bóng nhỏ để nong và mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY