Bạn nên biết hôm nay

Xử trí ban đầu và lâu dài?

Thoát vị bẹn là tình trạng ruột từ trong ổ bụng chui xuống ống bẹn để xuống bìu.

Thoát vị bẹn là tình trạng ruột từ trong ổ bụng chui xuống ống bẹn để xuống bìu. Bệnh dễ gây tắc ruột, hoại tử ruột và có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Thoát vị bẹn trực tiếp và gián tiếp

Thoát vị bẹn trực tiếp: xảy ra khi khối thoát vị chui qua nơi yếu nhất của thành bụng là hố bẹn trong, thường gặp ở người trưởng thành, chỉ xảy ra ở nam giới. Nguyên nhân do thoái hóa mô liên kết của các cơ bụng. Thoát vị sẽ xảy ra dần dần do có áp lực đè nặng lên khối cơ. Các yếu tố gây bệnh, gây áp lực lên các cơ bụng và gây ra thoát vị gồm: bị xoắn đột ngột, co kéo hoặc thủng cơ; bệnh nhân khiêng vác vật nặng; người bị táo bón lâu ngày; người tăng cân; bị ho mạn tính... Thoát vị bẹn gián tiếp: thường là thoát vị bẹn bẩm sinh, phổ biến ở nam hơn nữ. Bình thường, thừng tinh và hai tinh hoàn từ trong ổ bụng xuống ống bẹn và vào bìu là một túi chứa tinh hoàn. Nếu lối vào ống bẹn ở vòng bẹn không đóng kín sau khi sinh, để lại một điểm yếu trong thành bụng. Mỡ hoặc một phần của ruột non sẽ chui vào điểm yếu này gây ra thoát vị. Ở phụ nữ, thoát vị bẹn gián tiếp gây ra bởi các phần phụ hoặc ruột non. Ở trẻ sinh non có nguy cơ cao bị thoát vị bẹn bẩm sinh do thời gian để ống bẹn đóng lại ngắn hơn bình thường.

Phân biệt thoát vị bẹn gián tiếp và thoát vị bẹn trực tiếp: thoát vị bẹn trực tiếp thì khối thoát vị xuất hiện ở tam giác bẹn, di chuyển từ phía sau lưng ra trước bụng. Nếu chặn ngón tay trong trường hợp lỗ bẹn nông đủ rộng, thấy khối thoát vị chạm vào cạnh của ngón tay. Thoát vị bẹn gián tiếp: khối thoát vị đã xuống bìu, qua khỏi lỗ bẹn nông; bệnh nhân phải ho mạnh thì khối thoát vị mới xuất hiện; chặn ngón tay trong trường hợp lỗ bẹn nông đủ rộng: khối thoát vị chạm vào đầu ngón tay.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng của thoát vị bẹn gồm: phình một hoặc hai bên háng, có thể tăng to khối phình nhiều khi ho hoặc đứng lên; khối phình biến mất khi nằm xuống. Ở nam giới có thể thấy bìu bị sưng đỏ. Bệnh nhân có cảm giác khó chịu hoặc đau, đặc biệt là khi nâng vác vật nặng, tập thể dục, chạy nhảy. Cơn đau có thể giảm khi nghỉ ngơi. Một cảm giác có khối đè nặng áp lực ở bẹn. Nếu không thể đẩy khối phình trở lại vào bụng, nghĩa là khối thoát vị đã bị nghẹt, cần phải phẫu thuật cấp cứu. Do các phủ tạng trong ổ bụng (chẳng hạn như ruột) có thể chui xuống và bị chèn ép trong khối thoát vị, gây tắc ruột. Khi đó, sự cung cấp máu cho phần ruột bị kẹt ở khối thoát vị bị cản trở, gây thiếu máu cục bộ và có thể dẫn đến hoại tử ruột, dẫn đến Tu vong.

Các triệu chứng của thoát vị bẹn bị nghẹt là: bệnh nhân bị đau dữ dội và sưng đỏ ngay tại chỗ phồng, đau xảy ra đột ngột trong một thời gian ngắn; có sốt; tim đập nhanh; xuất hiện thêm các triệu chứng buồn nôn, nôn, nhiễm khuẩn…

Thoát vị bẹn cần phân biệt với: thoát vị đùi; viêm mào tinh hoàn; xoắn tinh hoàn; sưng hạch bạch huyết; áp-xe bẹn; giãn tĩnh mạch, phình mạch máu, tràn dịch tinh hoàn; giãn thừng tinh...

Lưu ý trong điều trị

Thoát vị bẹn nghẹt thường được điều trị bằng phẫu thuật. Có 2 phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn là: mổ hở và mổ nội soi để đưa khối thoát vị vào ổ bụng và khâu bịt chắc lỗ bẹn.

Sau khi phẫu thuật thoát vị bẹn, bệnh nhân cần đề phòng một số biến chứng có thể xảy ra: dị ứng với Thu*c gây mê, thường xảy ra ở bệnh nhân cao tuổi. Các biến chứng khác gồm buồn nôn, nôn, bí tiểu, đau họng, đau đầu. Nặng nhất là biến chứng đau tim, đột quỵ, viêm phổi, cục máu đông ở chân. Do đó, để tránh tình trạng viêm phổi hoặc cục máu đông, bệnh nhân cần vận động ngay khi bác sĩ cho phép sau phẫu thuật một thời gian.

Chảy máu vết mổ có thể làm cho da xung quanh vết mổ đổi màu, vết mổ sưng. Khi đó, cần mở vết mổ và cầm máu ngay. Nhiễm khuẩn vết thương thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi và những bệnh nhân có thoát vị phức tạp. Biểu hiện là: sốt, vết mổ đỏ, sưng, đau. Trường hợp này bệnh nhân cần được dùng Thu*c kháng sinh. Đau vết sẹo: một số bệnh nhân có thể cảm thấy đau ngứa ở vết mổ khi đã lành. Bệnh nhân cần yên tâm vì cơn đau thường hết sau một thời gian. Biến chứng xa là thoát vị tái phát sau mổ vài năm. Đây là biến chứng thường gặp nhất, khiến bệnh nhân phải phẫu thuật lần thứ 2.

Cần kịp thời phát hiện bệnh

Thoát vị bẹn là bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải do lỗ bẹn đóng không kín và bị suy yếu. Bệnh có thể gây hoại tử ruột hoặc Tu vong, vì vậy, bản thân bệnh nhân và người thân cần cảnh giác phát hiện sớm các dấu hiệu của thoát vị nghẹt để đi điều trị kịp thời.

Khi đã có tiền sử thoát vị, bệnh nhân cần tránh các yếu tố gây bệnh như: tránh khiêng vác vật nặng; điều trị tích cực bệnh táo bón nếu có; giữ trọng lượng ổn định, tránh tăng cân; điều trị dứt điểm các bệnh gây ho như viêm phế quản, viêm họng… Bệnh nhân cũng cần tránh các hoạt động mạnh như chạy nhảy, lao động quá sức, ăn quá no… để tránh tăng áp lực ổ bụng gây thoát vị nghẹt.

ThS. Trần Ngọc Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xu-tri-ban-dau-va-lau-dai-4795.html)

Chủ đề liên quan:

xử trí ban đầu và lâu dài

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY