Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

10 nguyên liệu thiên nhiên giúp điều trị chàm hiệu quả (P2)

Bạn có thể điều trị bệnh chàm tại nhà với những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên như dầu dừa, lô hội, nghệ, hay muối.

(tiếp Phần 1)

Chamomile (tinh dầu hoa cúc)

- Bạn sử dụng 2-3 giọt tinh dầu hoa cúc trộn với 1 muỗng dầu ô liu. Sử dụng hỗn hợp đó bôi lên vùng da cần điều trị rồi massage 5 – 10 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng cách làm này 2 lần mỗi ngày cho tới khi bệnh chám biến mất.

- Cho 1 muỗng tinh dầu hoa cúc vào 1 chén nước sôi. Để khoảng 15 phút cho nguội rồi ngâm một miếng vải sạch vào đó. Đợi dung dịch ngấm vào miếng vải đó rồi sử dụng miếng vải đắp lên vùng da cần điều trị 10-15 phút rồi rửa lại với nước.

Muối

- Bỏ 1-2 nắm muối nhỏ vào bồn nước tắm.

- Thêm vào bồn nước tắm 10-15 giọt tinh dầu oải hương.

- Ngâm mình trong bồn nước 15-20 phút.

- Sau khi tắm xong bạn nên thoa kem dưỡng ẩm.

- Áp dụng cách làm này 2-3 lần/tuần.

Lá Lô hội (lá Nha đam)

- Chuẩn bị một lá nha đam tươi và lấy gel của nó. Bạn có thể thêm vào đó 2-3 giọt tinh dầu Vitamin E.

- Bỗi hỗn hợp trên vào vùng da chứa vết chàm.

- Để cho hỗn hợp khô tự nhiên sau đó rửa lại với nước ấm.

- Áp dụng biện pháp này 2 lần/tuần.

Tử đinh hương

- Cây tử đinh hương hay còn gọi là cây Neem, cây Neem có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh chàm. Để điều trị bệnh chàm bằng nguyên liệu này bạn thực hiện như sau.

- Cho khoảng 5 giọt tinh dầu Neem vào bồn tắm và ngâm mình trong bồn khoảng 10-15 phút. Sau khi tắm xong bạn cũng đừng quên bôi kem dưỡng ẩm cho da. Áp dụng cách làm này 1 lần/ngày.

- Ngoài ra bạn cũng có thể xay lá Neem với 1 muỗng dầu vừng và 1 củ nghệ thành hỗn hợp. Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng da cần điều trị. Để hỗn hợp khô rồi rửa lại bằng nước sạch.

Nghệ

- Sử dụng 1 muỗng bột nghệ hòa vào 1 cốc nước sôi. Đun hỗn hợp trên nhỏ lửa trong khoảng 10 phút sau đó bắc ra để nguội. Bạn dùng hỗn hợp đó để uống hoặc rửa vùng da bị chàm.

- Cách thứ hai là bạn sử dụng ½ muỗng bột nghệ với một lượng sữa vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi hỗn hợp đó lên da 2 lần/ngày.

Bột yến mạch

- Sử dụng 1 muỗng sữa tươi lạnh và 2 muỗng bột yến mạch dạng keo tạo thành hỗn hợp. Đắp hỗn hợp lên vùng da cần điều trị rồi xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 15-20 phút. Sau đó rửa mặt lại bằng nước sạch.

- Một cách khác là bạn sử dụng 1-2 chén bột yến mạch cho vào bồn tắm. Ngâm mình trong đó 15 – 20 phút.

Dầu dừa

- Dầu dừa rất tốt trong việc điều trị bệnh chàm. Bạn nên ăn 2-4 muỗng dầu dừa mỗi ngày bằng cách chế biến với đồ ăn hàng ngày, hoặc chế biến vào đố uống.

- Một cách khác là bạn bôi trực tiếp dầu dừa lên vùng da cần điều trị. Cách làm này cũng mang lại hiệu quả khá cao khi điều trị bệnh chàm.

Vũ Thị Vẻ

(theo VKool)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/10-nguyen-lieu-thien-nhien-giup-dieu-tri-cham-hieu-qua-p2-n125337.html)

Chủ đề liên quan:

benh cham bệnh chàm cham

Tin cùng nội dung

  • Chàm là một bệnh da thường gặp với biểu hiện lâm sàng là các tổn thương da đa dạng, có xu hướng xuất tiết,
  • bệnh chàm, thương tổn lúc đầu xuất hiện trên da màu đỏ hồng. Trên nền da đỏ, xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti như rôm, mụn nước rập vỡ chảy nước
  • Bệnh chàm thường xuất hiện ở trẻ em và thường do cơ địa. Bệnh gây ngứa và khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Vài mẹo đơn giản giúp trẻ bớt ngứa do bệnh.
  • Chàm (hay còn gọi là chàm sữa, lác sữa) là tình trạng viêm da mạn tính rất hay tái phát, thường xảy ra ở trẻ nhỏ có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng). Bệnh nhi cần được điều trị và chăm sóc đúng cách để phòng ngừa bội nhiễm và hạn chế tái phát.
  • Chàm là bệnh ngoài da không lây truyền, ngứa, viêm dạng cấp, bán cấp hay mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên.
  • Con tôi được 6 tháng tuổi. Từ khi thời tiết se se lạnh mặt cháu hay bị nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
  • Nếu bị viêm da cơ địa, dùng các Thuốc bôi, Thuốc uống chống ngứa cho cháu theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất dễ gây dị ứng như đồ len dạ lông của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên
  • Cháu hiện nay 17 tuổi, từ khi lên 9, cháu đã bị chàm ở má. Cháu đã đi khám bệnh, dùng Thu*c nhiều đợt nhưng vết chàm của cháu ngày càng lan rộng.
  • Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam chiếm 25% các bệnh ngoài da và là lý do khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh da liễu
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY