Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Chữa bệnh chàm bằng Đông y cổ phương

Các bài Thu*c chữa bệnh chàm bằng Đông y được nhiều người bệnh áp dụng vì tác động vào từng thể bệnh riêng, bao gồm thể phong nhiệt, thấp nhiệt và mạn tính

theo quan niệm đông y, chàm là tổn thương da cấp/ mãn tính do phong nhiệt và thấp nhiệt gây ra. chính vì vậy mà các bài Thu*c chữa bệnh chàm bằng đông y được phân chia theo từng thể bệnh riêng biệt.

Quan niệm của Đông y đối với bệnh chàm

Chàm là một dạng viêm da mãn tính, có đặc tính kéo dài và dễ tái phát. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là tổn thương da có màu đỏ, mụn nước, phát ban, mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Quan niệm đông y cho rằng, chàm phát sinh do cơ thể ứ trệ phong nhiệt và thấp nhiệt, gây uất kết và bùng phát triệu chứng trên da.

Chính vì quan niệm này nên các bài Thu*c từ đông y chữa bệnh chàm được phân chia theo từng thể bệnh khác nhau. để áp dụng được bài Thu*c phù hợp, người bệnh cần xem xét triệu chứng trên da và các dấu hiệu đi kèm.

Chữa bệnh chàm bằng Đông y với các bài Thu*c sau

1. Bài Thu*c chữa chàm theo thể thấp nhiệt

Dấu hiệu nhận biết của thể chàm thấp nhiệt là da hơi đỏ, có mụn nước, ngứa, loét và chảy dịch vàng. Các bài Thu*c sử dụng cho thể này có tác dụng thanh nhiệt, hóa thấp nhằm cải thiện triệu chứng trên da.

    Bài Thu*c 1: Sử dụng bồ công anh, ké đầu ngựa, cam thảo đất, thổ phục linh, cỏ mần trầu, kim ngân hoa, kinh giới mỗi thứ 20g với sài đất 100g. Đem các thảo dược sắc với 1000ml nước, còn lại 300ml. Mỗi lần uống 14 – 20ml (trẻ em), người lớn dùng lượng gấp đôi.

2. Bài Thu*c chữa chàm thể phong nhiệt

Dấu hiệu nhận biết: Da hơi đỏ, ít loét, ngứa ngáy, có mụn nước, tổn thương da phát sinh trên diện rộng (hầu như là toàn thân).

Với trường hợp này, các bài Thu*c được áp dụng cho tác dụng sơ phong, thanh nhiệt và trừ thấp.

    Bài Thu*c 1: Dùng khổ sâm, phòng phong, ngưu bàng tử, kinh giới, mộc thông mỗi thứ 12g, sinh địa 16g, tri mẫu 8g, thuyền thoái 6g, thạch cao 20g đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng từ 8 – 12g uống với nước ấm, ngày dùng 2 lần (sáng và tối).

3. Bài Thu*c chữa chàm theo thể mạn tính

Đặc điểm của thể chàm mạn tính là tái phát nhiều lần trong năm, dai dẳng và gây ngứa dữ dội. Triệu chứng nhận biết: Da khô, dày sừng, ngứa, có mụn nước, khu trú ở cổ chân, khuỷu tay, đầu gối,…

    Bài Thu*c 1: Dùng thục địa 16g, đương quy 12g, sinh địa 16g, kinh giới 16g, bạch thược 12g, phòng phong 12g, thương truật 12g, địa phu tử 12g, bạch tiễn bì 8g, khổ sâm 8g, thuyền thoái 6g. Đem sắc ngày 1 thang.

4. Bài Thu*c sử dụng ngoài da

Bên cạnh bài Thu*c uống, người bệnh có thể áp dụng bài Thu*c rửa, ngâm và bôi để cải thiện triệu chứng ở bên ngoài da.

    Bài Thu*c rửa: Dùng lá kinh giới và lá vối tươi mỗi thứ 100g, đem rửa sạch, đun sôi. Sau đó để nguội bớt rồi rửa lên vùng da tổn thương. Hoặc có thể giã nát lá trầu không tươi, cho vào nước sôi rồi rửa lên vùng da bị chàm.

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh chàm bằng Đông y

Các bài Thu*c chữa bệnh chàm từ đông y có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi áp dụng. để hạn chế những rủi ro khi điều trị, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

    Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ cần phải tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng những bài Thu*c này.

Chữa chàm bằng đông y là biện pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. tuy nhiên tình trạng thiếu thận trọng khi áp dụng bài Thu*c có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. để giảm nguy cơ trong quá trình điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ về độ an toàn và tính hiệu quả của bài Thu*c trước khi thực hiện.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-benh-cham-bang-dong-y)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY