Khoa học hôm nay

1001 thắc mắc: Chạch ăn gì mà sao nhả bọt lắm thế?

Nếu thả vài chục con chạch trong thùng nước, thì chỉ một lúc sau bọt đã phủ đầy không chừa khoảng trống nào.

Ở những ao đầm, mương, ngòi có nhiều cá chạch sinh sống, trên mặt nước thường có nhiều bóng khí. Nếu thả vài chục con chạch trong thùng nước, thì chỉ một lúc sau bọt đã phủ đầy không chừa khoảng trống nào.

Chạch có thân dài, hơi dẹt, cũng thở bằng mang như các loại cá khác. Nhưng khi trong nước thiếu dưỡng khí, nếu chỉ thở bằng mang thôi sẽ không cung cấp đủ ôxy cho cơ thể. Lúc đó, chạch sẽ thò đầu lên khỏi mặt nước, trực tiếp hít thở khí trời và dùng ruột làm cơ quan hô hấp thay thế mang. Mấu chốt chính là ở đây: Ruột chạch có cấu tạo khác hẳn so với các loài cá khác.

Nếu như ruột cá bình thường phải cuộn từ 8-10 vòng trong bụng cá, thì ruột chạch lại nối thẳng từ cổ họng đến hậu môn thành một đường thẳng không gấp khúc và có thể nhìn thấu qua. Trên thành ruột có nhiều mạch máu nhỏ. Đoạn ruột vừa thẳng vừa ngắn này có tác dụng tiêu hóa thức ăn, đồng thời còn hô hấp thay thế mang khi cần thiết.

Khi chạch cảm thấy trong nước hoặc bùn không đủ ôxy, nó sẽ ngoi đầu lên khỏi mặt nước (mặt bùn), đớp một ngụm khí rồi lại lặn xuống.

Không khí được nuốt xuống ruột, các mạch máu trên thành ruột hấp thụ luôn lượng khí ôxy trong khoang ruột, chất khí thừa còn lại và lượng khí CO2 do máu thải ra sẽ qua hậu môn theo hình thức trung tiện, đó chính là những bọt khí xuất hiện trên mặt nước.

Ôxy trong nước càng ít, chạch càng đớp nhiều lần hơn. Khi trong nước hết ôxy, chạch ngoi lên khoảng 70 lần mỗi giờ để duy trì sự sống.

Món ăn bổ dưỡng

Cá chạch có hơn 84 loài, phân bổ ở rất nhiều nơi trên thế giới. Cá chạch sinh sống tập trung tại khu vực Châu Phi, Đông Nam Á Việt Nam, Nam Á, Bắc Á Trung Quốc.

Cá chạch là dòng cá da trơn, không có vảy với thân hình thuôn dài và nhỏ. Cá chạch có thân hình tròn và rất dẻo, đặc điểm này giúp chúng có thể lẩn trốn khỏi kẻ thù một cách nhanh chóng. Thông thường, 1 chú cá chạch khi trưởng thành có cơ thể nặng từ vài lạng đến vài cân và có chiều dài tầm 10 – 95cm.

Cá chạch có phần đầu tương đối nhỏ so với bề ngang cũng như chiều dài cơ thể của cá. Phần miệng của cá chạch tương đối nhỏ và nhọn. Xung quanh miệng của chúng có 1 cặp râu dài. Các vây trên lưng, vây gần mang và vây đuôi của chúng khá mềm và chuyển động rất uyển chuyển.

Cá chạch thường có màu xanh xám đen ở phần gần lưng và giảm màu về phía bụng. Phần bụng của chúng thường có màu vàng nhạt, màu vàng hồng hoặc màu vàng vàng trắng.

Cá chạch còn gọi thu ngư. Trong đông y, chạch vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ khí huyết chống lão suy, tráng dương (là thức ăn quý của người già), thanh nhiệt trừ thấp, chữa các bệnh về mật, tụy, trĩ…

Chạch là thực phẩm chứa nhiều canxi, nếu so sánh cùng trọng lượng, tỉ lệ canxi trong chạch nhiều gấp 6 lần cá chép và nhiều gấp 10 lần mực/bạch tuộc. Bên cạnh đó, ăn chạch còn giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng vitamin D.

Cá chạch - loài ăn tạp

Cá chạch là loài ăn tạp, thức ăn của chúng khá đa dạng, chúng thường ăn các loại côn trùng sinh sống ở mặt nước, giun đất, tôm nhỏ, ấu trùng muỗi, các sinh vật nhuyễn thể và các sinh vật phù du sống trong môi trường nước.

Cá chạch là dòng hoạt động về đêm. Chúng thường sinh sống ở các vùng sông suối cao, vùng đất ngập nước, vùng đầm lầy ven biển nước lợ. Vào mùa hè, cá chạch sinh sống chủ yếu ở kênh rạch, hồ và tại các vùng đồng bằng ngập nước.

Cá chạch bùn

Cá chạch bùn còn có tên gọi là cá dojo, dòng cá này chuyên sống ở môi trường nước ngọt thuộc khu vực Đông Nam Á.Cá chạch bùn khi trưởng thành có thể dài đến 30,5 cm, thịt thơm và xương rất mềm. Đặc điểm để nhận biết loài cá chạch bùn đó chính là 3 bộ râu xung quanh miệng của chúng.

Cơ thể của chúng thường có màu hồng, màu cam và màu xám. Cá chạch bùn thường có màu sắc đậm và có nhiều chấm hoa đen ánh xanh. Cá chạch bùn không có xương cứng, và phần thịt rất ngọt, đây là đặc điểm khiến cho dòng cá chạy này được nhiều người yêu thích.

Cá chạch lửa

Cá chạch lửa có tên tiếng anh là Fire eel, chúng được tìm thấy vào năm 1850. Cá chạch lửa có thân hình thon dài dạng ống, phần dưới gần đuôi thì lại có xu hướng dẹt về 2 bên. Phần đầu của cá chạch lửa tương đối nhỏ, phần mõm khá dài và nhọn.

Cá chạch lửa thường có phần thân màu nâu xám, điểm đặc biệt của dòng cá này chính là một hàng đốm sắc đỏ được phân bổ chạy dài từ đầu cho đến đuôi.

Trên thân của chúng còn có 1 đường màu vàng hoặc vàng nâu. Phần ria mép, vây đuôi và các vây lưng đều có những đường viền. Cá chạch lửa sinh sống chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia.

Cá chạch chấu

Cá chạch chấu có hình dáng gần giống với cá chạch sông. Tuy nhiên, thân hình của chúng to dài hơn rất nhiều dòng cá chạch sông. Một chú cá chạch chấu có thể dài từ 17 – 23cm khi trưởng thành, cân nặng có thể đạt từ 0.45 – 0.5kg/con, khi chúng đạt độ tuổi từ 2 năm trở lên.

Cá chạch chấu có phần vây lưng gai góc không mềm mại như những dòng khác giống với vây lưng của cá rô. Cá chạch chấu thường ó màu nâu đậm và có những vằn hoa đen sẫm ở trên người.

Cá chạch bông

Cá chạch bông có tên tiếng anh là cá Tire track eel, dòng cá chạch này được tìm thấy vào năm 1800. Cá chạch lấu có thân hình tròn, dài và hơi dẹt ở phần đuôi. Loài chạch này có vảy nhưng rất nhỏ. Cá chạch bông có kích thước tương đối lớn. Một con cá chạch bông trưởng thành thường có chiều dài từ 50 – 90cm.

Đầu của cá chạch bông rất nhọ, trên hàm của cá có nhiều răng nhỏ. Phần miệng tương đối bé, phía trên của mắt có gai nhọn. Vây lưng của cá rất dài, phần tia vây của chúng gắn liền với vây đuôi. Dòng cá chạch này không có vây bụng. Cá chạch bông thường có màu nâu, màu xám đen ở lưng và màu vàng nhạt ở phần dưới bụng.

Cá chạch lá tre

Cá chạch lá tre còn có tên gọi là Peacock eel, dòng cá chạch này được tìm thấy vào năm 1878. Cá chạch tre có thân hình dài và hơi dẹt. Đầu cá ngắn và nhỏ, mõm cá rất nhọn.

Mắt của cá nằm ở phía trên cao của đầu. Cá chạch tre có phần vây bao bọc xung quanh cơ thể của cá, vây lưng cá tương đối cứng. Dòng cá chạch này không có vây bụng và vây đuôi tương đối nhỏ.

Cá chạch tre thường có màu xám nâu ở phần lưng, phần bụng dưới có màu trắng. Chạy dọc trên thân hình của cá có có các đốm đen nhỏ. Cá chạch tre sinh sống trong môi trường nước ngọt tại các khu vực như Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan.

Cá chạch sông

Cá chạch sông là một dòng cá chạch có giá trị kinh tế khá cao. Dòng cá chạch này có mức giá cao nhất trong tất cả các dòng cá chạch. Tại nước ra, cá chạch sông thường được tìm thấy ở những vùng sông Hồng và sông Lô.

Cá chạch sông có thân hình thuôn dài, đầu nhọn mắt bé và hơi lồi. Cá chạch sông thường có màu đốm vằn gần giống với màu của con trăn.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/1001-thac-mac-chach-an-gi-ma-sao-nha-bot-lam-the-20200831054342966.htm)

Tin cùng nội dung

  • Phụ nữ dự định mang thai, mang thai và cho con bú nên sử dụng thực phẩm có tăng cường sắt axít folic để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt và axít folic hàng ngày, kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác.
  • Trái cây lành mạnh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Những loại trái cây nào gia đình bạn nên dùng để thanh nhiệt và giải độc hè này?
  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Vào ngày nắng hè, cần hấp thu một số thức ăn giàu dinh dưỡng, những rau quả chứa nhiều vitamin... nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Dưới đây là một số món ăn dễ chế biến đáp ứng được nhu cầu này.
  • Khi trẻ bị viêm VA, cần tránh hoặc hạn chế tối đa các món rán, xào, những món ăn giàu chất béo kể cả sữa chứa hàm lượng chất béo cao vì sẽ làm tăng triệu chứng khó thở.
  • Không chỉ được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng, ăn lạc rất có lợi cho sức khỏe và có thể phòng ngừa được một số bệnh.
  • Nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường trong ngày hè, SKĐS xin giới thiệu một số món ăn dễ chế biến đáp ứng được nhu cầu này.
  • Theo Đông y, lươn (thiên ngư) có vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng bổ gan, tỳ, thận, thích hợp với thể trạng nhiệt, rất tốt cho người gầy yếu, xanh xao, phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, khí huyết không điều hòa.
  • Nhiều bà nội trợ cho rằng, một bữa ăn có nhiều chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... sẽ là một bữa ăn đầy đủ chất nhất. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đây cũng là tác nhân chính gây béo phì.
  • Đông y coi ngũ gia bì là một vị Thu*c có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp chủ trị đau bụng, yếu chân... Theo tài liệu cổ, ngũ gia bì vị cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY