Nhiều bà nội trợ cho rằng, một bữa ăn có nhiều chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... sẽ là một bữa ăn đầy đủ chất nhất. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đây cũng là tác nhân chính gây béo phì.
Còn nữa, nhiều người cho rằng chỉ có thức ăn có nguồn gốc từ động vật mới cung cấp đầy đủ chất đạm còn từ thực vật thì không. Thực tế, cả thực vật và động vật đều giàu chất đạm thế nhưng ưu điểm của thức ăn động vật là có đủ 8
axít amin cần thiết còn đạm thực vật thì thiếu axít amin cần thiết và tỉ lệ không cân đối. Vì thế các chuyên gia
dinh dưỡng">
dinh dưỡng đều khuyên rằng nên sử dụng cả hai loại đạm động vật và đạm thực vật để hỗ trợ cho nhau.
Theo chuyên gia
dinh dưỡng Trần Thị Lan Hương: trước hết, mỗi người đều có nhu cầu
dinh dưỡng">
dinh dưỡng S*nh l* của cơ thể riêng. Nhu cầu
dinh dưỡng thay đổi theo tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe và mức độ hoạt động thể lực. Cần duy trì thường xuyên chế độ ăn uống đủ chất, cân đối. Có như thế mới đảm bảo cung cấp đủ
năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết cho phát triển của cơ thể cũng như đảm bảo duy trì sự sống, làm việc và các hoạt động khác.
dinh dưỡng">
dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng quyết định sức khỏe và tuổi thọ. Cũng theo chuyên gia
dinh dưỡng Trần Thị Lan Hương, bữa ăn được xem là cân đối
dinh dưỡng và hài hòa khẩu vị là bữa ăn trong đó có các chất
dinh dưỡng cân đối hợp lý. Khẩu phần năng lượng từ chất bột chiếm 65 - 70%, chất đạm là 12 - 14%, chất béo là 18 - 20%. Theo đó, thực phẩm của bữa ăn cung cấp đầy đủ
năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Trong khẩu phần có chất sinh năng lượng là chất bột, đạm và béo. Rau và hoa quả cung cấp các vitamin, chất khoáng và xơ. Cần phải nhắc lại một lần nữa: nhu cầu năng lượng và các chất
dinh dưỡng thay đổi theo tuổi, giới và tình trạng S*nh l*.
Bên cạnh sự cân đối về các chất sinh năng lượng còn phải bảo đảm cân đối về nguồn thức ăn động vật và thực vật. Trong thành phần chất đạm thì đạm động vật chiếm 35 - 40% và có đủ các axít amin cần thiết ở tỉ lệ cân đối. Chất béo nguồn thực vật là 40 - 50%, còn chất béo động vật chiếm 50 - 60% so với tổng số chất béo. Bởi vậy, không chỉ ăn thịt, cá mà còn ăn đậu phụ, vừng, lạc, rau và hoa quả.
Tổ chức Y tế Thế giới đã dùng chỉ số khối cơ thể (BMI), tính bằng cân nặng cơ thể (kg) chia cho chiều cao (mét) bình phương, làm một trong những cơ sở để đánh giá và nhận định tình trạng thừa cân, béo phì. Giá trị BMI từ 18,5 - 24 là bình thường.
Cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý và phù hợp với khẩu vị, nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương. Phân bố năng lượng cho các bữa ăn trong ngày như sau: bữa sáng 30%, bữa trưa 40%, bữa tối 25%, bữa phụ 5%. Phân bố các chất dinh dưỡng sinh năng lượng: tỉ lệ chất bột đường - chất đạm - chất béo tương ứng là 60% - 15% - 25%, chất xơ: 30g/ngày.