Bệnh văn phòng hôm nay

Em bị thiếu máu và Kali, nên bổ sung chất như thế nào ạ?

(Mangyte) - Em xét nghiệm máu thì BS bảo em thiếu Kali và máu. Em hay bị chóng mặt, hay buồn nôn.

Thưa bác sĩ,

Em đau trong bụng khi đi khám bác sĩ bảo em đi siêu âm và xét nghiệm máu. Em xét nghiệm máu thì BS bảo em thiếu Kali và máu. Em hay bị chóng mặt, hay buồn nôn. Và BS nói em bị rối loạn tiền đình. Cho em hỏi triệu chứng đó và bệnh đó đúng không? Và em nên dùng Thu*c nào?

Loại Thu*c em đang uống: […]

Cho em hỏi thêm:

Kết quả xét nghiệm: huyết sắc tố: 116; MCV: 26; MCH: 26; MCHC: 289. Những kết quả đó em đều dưới mức trung bình. Vậy em có phải không? BS có thể cho em biết, kết quả xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Em và kali thì nên ăn và uống nước trái cây nào tốt cho máu?

Em cảm ơn!

(Thanh Tâm, 20 tuổi - Đà Nẵng)

Chào em,

Thiếu kali nhẹ gây mệt mỏi, rã rời tay chân, chướng bụng, táo bón kéo dài... Thiếu kali nặng gây rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến Tu vong. Trường hợp của em, em không cho biết kali máu là bao nhiêu, nhưng có lẽ thiếu kali nhẹ. Chỉ cần uống dung dịch bổ sung kali và tăng cường ăn uống.

Em bị chóng mặt buồn nôn được gọi là hội chứng rối loạn tiền đình. Trong toa bác sĩ có cho Thu*c điều trị triệu chứng chóng mặt và bổ sung kali. Tuy nhiên, chóng mặt cũng do thiếu máu nữa.

Các chỉ số trong công thức máu của em giảm hơn bình thường, và em cung cấp còn thiếu 2 chỉ số là số lượng hồng cầu và HCT. Tuy nhiên qua kết quả em gởi cho chúng tôi cho thấy, em nhược sắc hồng cầu nhỏ. Em cần tăng cường ăn thịt, cá, trứng... có thể uống bổ sung viên sắt nữa nhé.

Em hỏi kết quả xét nghiệm máu thế nào là bình thường, câu hỏi này rất chung chung em ạ. Vì tùy theo yêu cầu của người bệnh mà có rất nhiều xét nghiệm máu. Trong các phiếu kết quả xét nghiệm khi được trả về cho bệnh nhân đều có ghi chỉ số bình thường bên cạnh kết quả, em có thể tham khảo nhé!

Còn về chứng đau bụng của em, em cần xác định xem đau bụng khu trú ở vùng nào hay khắp bụng, có kèm sốt, ói, tiêu chảy, ăn khó tiêu, đầy hơi, ợ chua...không? Và BS cần được khám trực tiếp mới có thể chẩn đoán được em ạ!

Em thích uống nước ép trái cây thì tất cả các loại trái cây tươi đều tốt cả, trong đó nho, cam, chuối chứa nhiều kali. Ngoài ra cần ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh... để bổ sung kali và chất sắt cho cơ thể.

Thân mến chào em!

BS Châu Thị Kiều Oanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-em-bi-thieu-mau-va-kali-nen-bo-sung-chat-nhu-the-nao-a-3815.html)
Từ khóa: thiếu máu

Chủ đề liên quan:

bổ sung thế nào thiếu máu

Tin cùng nội dung

  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Con trai tôi học lớp 3 bị tự kỷ - aspagor hang động - đang khám và điều trị ngoại trú theo đơn bác sĩ.
  • Cháu mang thai tháng thứ 7 thì phát hiện bị sỏi thận phải d=5mm. Cháu có nên uống canxi nữa không?
  • Đau dạ dày gồm bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, stress và đặc biệt là thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY