Cuộc thi được phát động và nhận tác phẩm dự thi từ ngày 26/4/2019 và kết thúc nhận bài vào ngày 28/2/2021 (tính theo dấu bưu điện hoặc thư điện tử). Tổng số tác phẩm gửi về Ban tổ chức là hơn 1.256 tác phẩm, có 800 tác phẩm hợp lệ và 456 tác phẩm không hợp lệ.
Ông lưu quang định, tổng biên tập báo nông thôn ngày nay/điện tử dân việt và ông phạm tiến nam, phó chủ tịch hội nông dân việt nam trao giải nhất cho nhà báo, nhà văn trần chiến với tác phẩm "con chú con bác"
Cuộc thi truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập" đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều cây viết chuyên nghiệp, các nhà văn, nhà thơ. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ, nhà văn Nguyễn Hiếu, nhà văn - nhà thơ Trần Chiến, nhà văn Hoàng Minh Tường, nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài, nhà thơ - nhà báo Nguyễn Kim Nhũ, nhà văn Nguyễn Trí, nhà văn Trần Văn Thước, nhà văn Trần Thanh Cảnh… Đáng chú ý, có những tác giả cùng lúc gửi nhiều tác phẩm dự thi như tác giả Trần Thị Trang ở Hà Nội gửi 34 tác phẩm; tác giả Đặng Ngọc Hưng ở Hà Nội gửi 13 tác phẩm; tác giả Đỗ Xuân Thu với tổng 11 tác phẩm dự thi...
Đặc biệt, cuộc thi còn có sự tham gia của một tác giả khiếm thị là Nguyễn Văn Thuận đến từ Hưng Yên; tác giả nhiều tuổi nhất là ông Bùi Quang My với bút danh: Linh Phương Giang (ở Xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đã gửi 3 truyện ngắn: “Khoảng trời riêng của bố”, “Thằng cháu đích tôn”, Kể về một mối tình” bằng bản viết tay gửi Ban tổ chức.
Phát biểu tại lễ trao giải, ông Lưu Quang Định, Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay, Báo điện tử Dân Việt đánh giá đây là một cuộc thi đặc biệt khi diễn ra trong bối cảnh cả thế giới phải đối diện với dịch Covid-19 – một đại dịch khiến nhân loại nói chung và người dân Việt Nam nói riêng phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách, mất mát và đau thương.
BTC trao hai Giải Nhì cho đại diện 2 tác giả Nguyễn Thị Minh Thúy và Lê Ngọc Hạnh.
Dẫu vậy, cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” vẫn nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành từ các tác giả chuyên và không chuyên trong cả nước. Tròn 24 tháng diễn ra cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được 1.256 truyện ngắn của rất nhiều tác giả thuộc nhiều thành phần, độ tuổi, nghề nghiệp... khác nhau gửi về dự thi. Tất cả đều thể hiện một tinh thần đau đáu với sự thay đổi của làng quê Việt giữa thời hội nhập.
Các truyện ngắn dự thi “làng việt thời hội nhập” đã góp phần khái quát nên bức tranh chân thực, sống động, đa sắc… về làng quê việt trong thời hội nhập sâu rộng. trong đó, nhiều tác phẩm đã có những góc nhìn, góc khai thác đầy nhân văn, nhân bản về những vùng đất, con người, câu chuyện, sự việc… đầy thân quen và cũng đầy mới mẻ. bên cạnh đó, cũng có rất nhiều tác phẩm đi sâu vào phản ánh những mặt trái đầy gai góc và trần trụi về sự thay đổi của làng quê việt nam và cả thân phận của người nông dân phía sau lũy tre làng. nhiều truyện ngắn đã để lại những ấn tượng sâu đậm và đẹp đẽ trong lòng bạn đọc.
Ông Lưu Quang Định cũng cho biết: "Có người nói rằng: “Trong thời buổi hội nhập sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống, làng quê Việt đang thay đổi chóng mặt từng ngày thì cuộc thi “Làng Việt thời hội nhập” đã góp phần giúp người thành thị hiểu hơn về làng quê, giúp người quê hiểu và sống đầy đủ hơn với chính mình”.
Đánh giá về chất lượng các tác phẩm, Hội đồng Giám khảo nhận định, các truyện ngắn dự thi đã góp phần khái quát nên bức tranh chân thực, sống động về làng quê Việt trong thời buổi hội nhập sâu rộng về mọi mặt của đời sống.
Tuyển tập truyện ngắn "Thổn thức gió đồng" gồm 28 tác phẩm trong đó có 16 tác phẩm đạt giải thưởng và 12 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi "Làng Việt thời hội nhập".
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo chia sẻ: "Qua cuộc thi tôi nhận thấy có sự kết nối cái cũ và cái mới, khắc họa được sự vươn mình của nông thôn, nông dân. Nhìn vào khía cạnh tác động tiêu cực nhiều hơn của kinh tế thị trường, của sự hội nhập, phá mất nền tảng nông thôn nông dân nhưng cũng có những tác phẩm đề cập mặt tích cực, tấm gương điển hình. Không chỉ các nhà văn chuyên nghiệp mà ngay cả những tác giả mới, những người ở vùng nông thôn, thầy giáo ở vùng sâu vùng xa đều đảm bảo được chất lượng của truyện ngắn gửi về".
Trải qua hai vòng Sơ khảo và Chung khảo, Ban tổ chức là những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học có uy tín và tên tuổi đã chọn được 16 tác phẩm để trao giải (01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba, 10 Giải Tư).
Trong đó, truyện ngắn "Con chú con bác" của nhà báo, nhà thơ Trần Chiến đã đoạt Giải Nhất của cuộc thi. 02 Giải Nhì của cuộc thi được trao cho các tác giả Nguyễn Thị Minh Thúy (bút danh An Thư) với tác phẩm "Xóm cồn" và Lê Ngọc Hạnh với truyện ngắn "Cô Sáu cam". 03 Giải Ba được trao cho các tác giả Trần Nhã Thụy với truyện ngắn "Vân tay mắt Phật", Phát Dương với truyện ngắn "Trò săn vịt", Ngô Hòa Bình với truyện ngắn “Hoa mía”./.
Hồng Hà
Chủ đề liên quan:
đài tiếng nói việt nam Hội Nhà Văn Việt Nam Hội Nông dân Việt Nam người nông dân thời hội nhập vùng nông thôn