Thái lan nổi tiếng là xứ sở của bùa ngải và ma quỷ, thậm chí những người việt tới du lịch cũng chứng kiến không ít chuyện lạ. cùng lịch vạn niên 365 tìm hiểu 3 chuyện lạ ở thái lan nhé.
Tại một ngôi chùa ở ngoại ô thủ đô Bangkok, Thái Lan, những người tham gia nghi lễ đặc biệt sẽ cầm bó hoa, nằm bên trong chiếc quan tài trải sẵn khăn.
Heo hãng tin reuters (anh), ngôi chùa wat bangna nai ở thủ đô bangkok của thái lan thu hút hơn 100 các tín đồ đến để cầu nguyện mỗi ngày. những người này đến đây để thực hiện một nghi lễ kỳ lạ, đó là tổ chức đám tang giả với hy vọng có thể cải thiện vận may hoặc mang lại cho họ một khởi đầu mới tốt đẹp hơn.
Đối với một số người, áp lực cuộc sống trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã khiến nghi lễ càng trở nên quan trọng hơn.
“Tôi phải thừa nhận rằng trong thời gian này tôi rất căng thẳng. Tôi kiếm được ít thu nhập hơn vì đại dịch và tôi chắc rằng mọi người ở đây cũng đang cảm thấy như vậy”, bà Nutsarang Sihard, một chủ hàng ăn 52 tuổi, người tham dự nghi lễ, cho biết.
Những người đến làm đám tang giả sẽ phải trả 100 baht (khoảng 80.000 đồng) tiền mua hoa, nến và trang phục để thực hiện nghi lễ.
Họ làm theo hướng dẫn của các nhà sư. Đầu tiên, những người này sẽ nằm trong quan tài và quay đầu về hướng tây để cầu nguyện. Sau đó, họ đổi ngược lại để tượng trưng cho sự tái sinh. Trong khi đó, một nhà sư sẽ ngồi cạnh quan tài và tụng kinh.
“Tôi cảm thấy mình như được tái sinh, quay trở lại cuộc sống và trở thành một con người mới, bà Nutsarang nói.
Chonlathit Nim Samplewai, 23 tuổi, một người khác cũng tham dự nghi lễ, cho biết cô đến đây vì một thầy bói nói với cô rằng tính mạng của cô đang gặp nguy hiểm.
Điều này khiến tôi cảm thấy căng thẳng. Đó là lý do tại sao tôi đến đây hôm nay vì tôi muốn tâm trạng mình tốt hơn”, người phụ nữ cho biết.
Không chỉ ở wat bangna nai, nhiều ngôi chùa khác ở thái lan cũng tổ chức các nghi lễ tương tự. prakru prapath waranukij, một nhà sư thực hiện nghi lễ này, nói rằng mặc dù nghi lễ đã gặp phải một số lời chỉ trích trên mạng xã hội. tuy nhiên, ông cảm thấy điều quan trọng là giúp mọi người suy ngẫm về cái ch*t.
“Điều này nhắc nhở mọi người rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ phải ch*t đi. Vì vậy chúng ta phải sống thật tốt và trân trọng cuộc sống hiện tại của mình”, nhà sư Prakru nói.
Đi cùng một nhà sư việt nam sang thái lan tham dự một sự kiện phật giáo, tôi chứng kiến những cách ứng xử lạ lùng của người dân nước này dành cho các nhà sư.
Khi còn ngồi cùng tôi ở sân bay nội bài, sư thích minh đăng (tu tập tại chùa nam thiên, sóc sơn, hà nội), cũng là người đã có 6 năm học tập phật giáo tại thái lan nói: ‘xuống sân bay bên kia là chị thấy người ta ứng xử với các sư khác biệt ngay’.
Quả thực, tất cả mọi người từ nhân viên sân bay tới dân thường, khi nhìn thấy nhà sư đi qua đều khom người, chắp tay chào hỏi. khu vực quá cảnh cho chuyến bay của chúng tôi cách đó khoảng chừng 1km. để chắc chắn mình đi đúng đường, sư đăng dừng lại hỏi một nhân viên bán hàng.
Khi vị sư đưa giấy tờ chuyến bay của chúng tôi để cô gái xem, cô không nhận lấy ngay khiến sư minh đăng sững lại mấy giây rồi như nhớ ra điều gì đó, sư đăng quay sang tôi giải thích: ‘ở bên này, phụ nữ không được nhận đồ trực tiếp từ tay nhà sư, mà phải đặt xuống ghế để họ lấy từ ghế lên. lâu rồi tôi không quay lại thái lan nên quên mất’.
Khi chúng tôi đang ngồi ở khu vực chờ dành cho các chuyến bay quá cảnh, thậm chí một nhân viên sân bay còn chủ động ra hỏi một số nhà sư xem có cần giúp gì không. dĩ nhiên, những dân thường như chúng tôi không có được vinh hạnh ấy.
Khi chúng tôi đang xếp hàng lên máy bay thì một số nhà sư được một nhân viên dẫn vào lối đi riêng mà về sau tôi mới biết rằng đó là ưu tiên dành cho nhà sư ở các sân bay của thái.
Mặc dù khi ‘check in’, ghế của tôi và sư Minh Đăng sát cạnh nhau, nhưng khi lên máy bay, nhà sư đã được xếp một chỗ ngồi khác, cách tôi một ghế ở giữa. Sư Đăng giải thích: ‘Nhà sư và phụ nữ không được ngồi cạnh nhau, nên họ đã thay đổi chỗ ngồi rồi’.
Chuyến bay quá cảnh từ Bangkok tới Chiangrai bắt đầu khi đã quá 12 giờ trưa. Khi máy bay đã ở độ cao ổn định, nam tiếp viên mang suất ăn trưa tới từng bàn. Nhưng khi đến lượt sư Minh Đăng, anh tiếp viên người Thái chỉ phát một chai nước lọc.
Không đợi tôi thắc mắc, sư đăng lại cười giải thích: ‘phật giáo nam tông chúng tôi chỉ ăn 2 bữa sáng và trưa, nhưng sau 12 giờ trưa là không ăn nữa, chỉ được phép uống nước, sữa hoặc trà. mặc dù vé của tôi cũng giống vé của chị, bao gồm cả suất ăn, nhưng sau 12 giờ trưa là các hãng hàng không thái lan sẽ không phục vụ đồ ăn cho các sư nữa’.
Nói về quy định ăn uống của các nhà sư theo phái Nam tông, sư Đăng cho biết, nếu như phái Bắc tông ăn chay và ăn đủ 3 bữa thì chúng tôi ăn cả đồ mặn và chỉ ăn 2 bữa trong ngày. ‘Phật giáo Nam tông (hay còn gọi là Phật giáo nguyên thuỷ) quan niệm rằng Phật cũng là con người, cũng ăn uống như người bình thường. Và xưa kia khi đi khất thực, chúng tôi ăn những gì được người dân bố thí, dâng cúng. Người dân cho gì thì ăn nấy, nên truyền thống đó còn đến ngày nay’.
Trong suốt các hoạt động của sự kiện Phật giáo Dharma Yatra với sự tham gia của hơn 50 hoà thượng tới từ 5 quốc gia dọc sông Mê Kông, các nhà sư luôn được người dân chào đón và kính trọng. Có những nơi, mặc dù ban tổ chức chỉ dự kiến ghé qua một ngôi chùa nhỏ để làm lễ rồi rời đi ngay, nhưng khi người dân biết tin có đoàn hoà thượng 5 nước ghé thăm, họ ra đường từ sáng sớm, ngồi đợi trên vỉa hè vài tiếng đồng hồ, có người vượt 50-70km để được dâng cúng đồ ăn cho các nhà sư.
Ở các quốc gia như Thái Lan, Lào, Myanmar, hầu như gia đình nào cũng có một chiếc giỏ mây tre hoặc khay sâu lòng làm bằng gỗ, kim loại chuyên đựng đồ ăn cúng dường mỗi khi lên chùa.
Trên những tuyến đường giáp biên giới vắng vẻ mà chúng tôi đi qua, chúng tôi thường xuyên bắt gặp những nhà sư địa phương đi khất thực trên đường. Họ sẽ gõ cửa nhà dân vào mỗi buổi sáng từ 8 đến 10 giờ. Theo truyền thống của giới khất sĩ, các nhà sư sẽ đi lần lượt qua cổng các gia đình, nhưng không được đi quá 7 nhà, không được phép bỏ sót nhà nào, không lựa chọn, ưu tiên vào những gia đình giàu có, ở phố thị.
Đồ ăn sau khi được cúng dường sẽ được chia thành 4 phần: một phần cho các bạn đồng tu nếu họ không có hoặc có ít, một phần san sẻ cho người nghèo, một phần dành cho động vật sống chung, phần cuối cùng là dành cho mình.
Khi dùng, các nhà sư sẽ xem đồ ăn như là thứ để duy trì sự sống, ngon không ham, dở không bỏ.
Nguồn gốc sâu xa của truyền thống khất thực trong Phật giáo nguyên thuỷ là để ngăn chặn việc người xuất gia làm những công việc không chính đáng để mưu sinh, như bói toán, làm bùa chú, xem ngày giờ tốt xấu… Đây là cách nuôi thân chân chính mà Phật dạy cho các đệ tử xuất gia để đạt sự thanh tịnh trong khi tu tập. Đó cũng là cách để người xuất gia giải thoát khỏi những phiền toái hằng ngày, tập trung toàn tâm toàn trí cho việc quan trọng nhất là giác ngộ cho mình và giúp ích cho người đời.
Nếu bạn đặt chân tới Pattaya vào ban ngày, chắc chắn sẽ tự hỏi rằng “nghe nói Pattaya rất náo nhiệt mà sao tất cả hàng quán lại đóng cửa im lìm như đang ngủ vậy?”. Hướng dẫn viên địa phương chắc chắn sẽ giải đáp giúp bạn rằng, ban ngày là thời gian các hàng quán đóng cửa nghỉ ngơi. Vào khoảng 6h tối thành phố sẽ bừng tỉnh và sôi động hơn bao giờ hết: từ quán bar xập xình, quán vỉa hè tới hàng ăn, tất cả đều náo nhiệt mời gọi khách hàng thâu đêm. Bởi vậy du khách khó có thể cưỡng ại và thường vui chơi ít nhất tới 1-2 giờ sáng mới về phòng khách sạn.
Nhìn chung, khi du lịch thái lan bạn sẽ không cảm thấy quá lạ lẫm bởi nơi đây có nét văn hóa khá giống việt nam từ văn hóa ăn uống vỉa hè cho tới văn hóa mặc cả khi mua đồ. không chỉ vậy, bạn sẽ thấy vừa bất ngờ, vừa gần gũi bởi đa số người dân ở đây đều biết ít nhiều vài cụm từ tiếng việt. sở dĩ có điều này bởi người dân nơi đây hiểu phần đông du khách tới đây là người việt nam. hơn nữa người việt nam sang thái lan làm ăn cũng rất đông đảo. đi bộ dọc các con phố, những cô gái massage thái rất chuyên nghiệp nhận ra ai là du khách việt nam để mời gọi “mat xa thai không chị”, “mat xa thai không anh”. tại đảo coral (đảo san hô) của pattaya, những người bán rong sẽ vừa đi bộ dọc bãi biển và rao “ai bắp luộc không”, “ai chụp ảnh không”.
Ở Pattaya, các cụm từ như “sexy”, “hot”, “quyến rũ” không chỉ dùng cho các cô gái mà là cả các chàng trai. Dọc phố Beach Road hay khu Walking Street, không chỉ các cô gái ăn mặc mát mẻ, còn có nhiều chàng trai cơ bắp cởi trần hay mặc áo phông đứng mời gọi du khách vào quán bar tưng bừng nhạc và đèn. Nếu không có ai đứng mời gọi thì ít nhất các quán bar cũng thu hút sự chú ý bằng những poster ảnh các chàng trai quyến rũ. Bởi vậy hướng vẫn viên bản địa thường nói đùa rằng không chỉ các đấng mày râu mà cả nữ giới cũng thấy hài lòng và thú vị ở Pattaya.
Đừng bỏ lỡ cơ hội xem show diễn của những người chuyển giới hay còn được gọi thân mật là các “lady boy”. Chắc chắn bạn sẽ mắt chữ O, miệng chữ A khi chiêm ngưỡng những lady boy nhảy múa, biểu diễn những tiết mục ca nhạc từ truyền thống đến hiện đại siêu đẹp, siêu hoành tráng như những nghệ sỹ thực thụ. Tiêu biểu là Alcaza show, chương trình có sự kết hợp đặc sắc từ nhiều tiết mục tượng trung cho những đất nước khác nhau như: điệu nhạc sôi nổi và vũ điệu sexy của Kpop Hàn Quốc, nét du dương tinh tế trong điệu nhảy Hàn Quốc truyền thống, màn múa bụng Ấn Độ dẻo dai, hay quen thuộc tà áo dài Việt Nam và xích lô được đem lên trình diễn trên sân khấu.
Những nghệ sỹ chuyển giới họ trình diễn hết mình không chỉ để kiếm sống, để được quảng bá cho nét đặc sắc thái lan mà còn để được sống là chính con người mình.