Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

3 điều bất thường sau bữa ăn cho thấy đường huyết của bạn đang lên cao, 3 việc nên tránh để bảo vệ mình

Sau khi ăn cơm nếu bạn thấy cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu dưới đây hãy thử kiểm tra đường huyết nhé!

3 dấu hiệu bất thường sau bữa ăn cho thấy đường huyết cao

Ăn xong thấy khát nước: Nếu lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể chúng ta sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Điều đó khiến cơ thể thiếu hụt nước, biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng khát nước, nhất là sau bữa ăn sẽ càng nhận thấy rõ hơn.

Ăn xong buồn ngủ nhiều: Sau khi ăn, một lượng lớn máu sẽ dồn xuống dạ dày nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Điều này làm giảm số lượng máu vận chuyển đến não bộ và các cơ quan khác, gây nên hiện tượng buồn ngủ và mệt mỏi. Hơn nữa, khi lượng đường trong máu tăng nhanh, điều đó khiến cho các tế bào thần kinh não bộ bị ức chế, và rồi xuất hiện hiện tượng buồn ngủ. Ở những bệnh nhân tiểu đường lâu năm có thể chức năng não bị suy giảm, điều đó sẽ dễ gây nên trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn.

Thường xuyên thấy đói: Nếu trong bữa ăn, cơ thể đã hấp thụ rất nhiều thực phẩm nhưng vẫn có cảm giác đói thì đó là biểu hiện của tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Bởi lúc này chức năng trao đổi chất đã bị rối loạn, thức ăn đi vào cơ thể nhưng không được hấp thụ sẽ dẫn đến tình trạng này.

Nguyên tắc "3 tránh" để kiểm soát lượng đường trong máu

Tránh thực phẩm thiếu lành mạnh: Thói quen ăn uống phản khoa học là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc gia tăng lượng đường trong máu. Chẳng hạn như thói quen ăn quá nhiều, ăn quá no, ăn không đủ 3 bữa/ngày, tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo có thể dẫn đến tích tụ mỡ thừa, gây bệnh béo phì và gia tăng đường huyết trong máu.

Tránh thói quen xấu: Để bảo vệ sức khỏe của mình bạn cần phải tránh những thói quen sinh hoạt không tốt có thể gia tăng lượng đường trong máu, chẳng hạn như lười vận động, hút Thu*c lá, uống rượu bia thường xuyên… Không những làm suy giảm khả năng miễn dịch, chúng còn khiến insulin không thể thực hiện tốt chức năng như bình thường.

Tránh thiếu ngủ: Một giấc ngủ chất lượng, kéo dài từ 7 – 8 tiếng giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như béo phì, tiểu đường, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim …

Theo Khoe&dep

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/3-dieu-bat-thuong-sau-bua-an-cho-thay-duong-huyet-cua-ban-dang-len-cao-3-viec-nen-tranh-de-bao-ve-minh-20210917165538943.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Chủ đề liên quan:

sống khỏe

Tin cùng nội dung

  • Không bao giờ quá muộn khi bạn tìm cách thay đổi cuộc sống để tăng thêm cơ hội sống tốt và sống khỏe.
  • Cuộc sống hiện đại càng cần chú trọng vận động thường xuyên. Đi bộ là một trong những cách tập (vận động) đơn giản nhất...
  • Mẹo làm đẹp xin giới thiệu cùng các bạn 6 phép dưỡng sinh của người Nhật để bạn tham khảo cho mình những bí quyết để có thể sống khỏe, trẻ lâu.
  • Một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
  • SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY