Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

3 món hầm với ngải cứu cực tốt khi thời tiết giao mùa

Thời tiết giao mùa dễ bị cảm lạnh những món hầm từ ngải cứu sẽ là lựa chọn tốt cho bữa ăn của gia đình chị em nội trợ cần lưu ý.

Sườn hầm ngải cứu

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nguyên liệu:

Sườn heo: 500g

Ngải cứu: 1 bó

Hành tím: 2 củ

1 thìa súp hành tím băm, 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối.

Cách làm:

Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. hành tím lột vỏ, băm nhỏ. ướp sườn với ½ hành băm, muối, hạt nêm, để 10 phút cho thấm gia vị. ngải cứu nhặt phần ngọn, rửa sạch, vò lá cho bớt đắng.

Làm nóng dầu ăn, cho ½ hành còn lại vào phi thơm, cho sườn vào xào săn lại, đổ 4 bát nước vào đun sôi, để lửa riu khoảng 20 phút. cho ngải cứu vào đun sôi thêm 5 phút nữa, nêm muối, hạt nêm vừa ăn. tắt bếp.

Múc canh sườn ngải cứu ra tô, rắc tiêu lên, dùng nóng.

Gà ác tần (hầm) ngải cứu

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nguyên liệu;

Gà ác 1 con

Ngải cứu 200 gr

Gừng 5 lát

Muối/ tiêu xay 1 ít

Cách làm:

Gà ác mua về bạn làm sạch lông và để riêng phần lòng, tim và mề ra chén nhỏ.

Để khử mùi hôi của gà ác, bạn chà xát gà với một ít muối, sau đó rửa sạch lại với nước, để ráo rồi nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu xay và ướp gà trong khoảng 15 phút.

ngải cứu nhặt lấy phần ngọn và lá non, sau đó bạn ngâm trong nước muối loãng trong vòng 15 phút, lấy ra để ráo.

ngải cứu bạn chia làm 3 phần, một phần lót xuống đáy nồi, một phần nhồi vào bên trong thân gà, phần còn lại rắc phủ lên trên con gà cùng 5 lát gừng.

Xếp lá ngải cứu ở dưới đáy nồi rồi cho gà vào nồi áp suất, đổ nước xâm xấp nửa thân gà, cho chén tim, mề và lòng gà vào nồi, đậy nắp và vặn nút sang vị trí khóa. chọn chế độ soup hoặc chọn thời gian hầm gà 20 phút.

Để tránh bị bỏng, sau khi hầm xong, bạn hãy để tầm 10 phút rồi mới lấy gà ra, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là hoàn thành.

Chân giò hầm ngải cứu

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Điện máy xanh

Nguyên liệu:

Chân giò: 500g

Ngải cứu: 100g

Táu tàu: 10 quả

Hạt kỷ tử: ½ muỗng canh

Gia vị thông dụng

Cách làm:

Chân giò khi mua về dùng dao cạo sạch phần lông còn sót lại (nếu có), đem rửa sạch với nước muối rồi chặt thành khúc vừa ăn.

Chuẩn bị một nồi nước sôi và cho chân giò vào chần qua trong 2 - 3 phút ở lửa lớn, sau đó vớt ra và rửa sạch lại với nước để khử mùi hôi của chân giò.

Ngải cứu loại bỏ những lá sâu, héo (nếu có), sau đó rửa sạch và để ráo.

Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào ninh chân giò trong 30 phút ở lửa vừa.

Sau đó cho ngải cứu, táo tàu và hạt kỷ tử vào. Nêm thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê đường và đảo đều cho thấm gia vị.

Đậy nắp lại và ninh thêm 15 - 20 phút tới khi chân giò chín mềm thì tắt bếp. Cho món ăn ra tô thưởng thức thôi nào!

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/doi-song/3-mon-ham-voi-ngai-cuu-cuc-tot-khi-thoi-tiet-giao-mua-59300.html

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-mon-ham-voi-ngai-cuu-cuc-tot-khi-thoi-tiet-giao-mua/20211102101519638)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết,
  • Cây cỏ thiên nhiên vườn nhà luôn được coi là bí quyết làm đẹp của các chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi, không có hóa chất độc hại cho làn da, chi phí lại rất rẻ. Hôm nay, chúng tôi sẽ mách bạn bí quyết sở hữu làn da mặt “lụa là” hết nếp nhăn” với “thần dược” ngải cứu.
  • Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, dùng vitamin hằng ngày làm giảm tới một nửa nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh thông thường khác.
  • Cảm lạnh là bệnh thường gặp do thay đổi thời tiết khi nóng - lạnh đột ngột.
  • Có nhiều điểm chung về triệu chứng nên nhiều người bay bị nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Thế nhưng hai bệnh này lại khác về bản chất và do đó, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường
  • Ngải cứu là một cây Thu*c có thể dùng làm rau ăn. Chính vì thế mà một số người thường dùng quá liều và không hiếm trường hợp bị ngộ độc, để lại hậu quả rất đáng tiếc.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY