Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

30 chưa phải là hết dạy bạn quy tắc khi đi làm: Nơi làm việc giống như chiến trường, đừng tỏ ra cao thượng, vị tha mãi

Tại văn phòng, các đồng nghiệp sớm chiều kề vai chiến đấu cùng bạn là đồng đội và cũng là đối thủ cạnh tranh. Mỗi cá nhân sẽ đều sử dụng phương thức của riêng mình với mong muốn đạt được thành tựu.

Có lẽ rất nhiều cô gái tìm thấy hình bóng mình phảng phất đâu đó trên 3 nhân vật chính trong "30 chưa phải là hết". Họ có thể là hiện thân của một Cố Giai tưởng chừng đã hạnh phúc với gia đình viên mãn, sự nghiệp thành công nhưng thực chất đang phải đối diện với rất nhiều cơn sóng ngầm. Họ có thể là Vương Mạn Ni cố gắng "cắm rễ" ở thành phố lớn, tự leo lên cao bằng nỗ lực của chính mình. Họ cũng có thể là Chung Hiểu Cần, 30 tuổi nhưng vẫn chưa chịu lớn.

Từ từng phân cảnh, từng lời thoại của phim, người ta không chỉ hiểu thêm về chuyện cuộc sống, chuyện tình yêu, chuyện hôn nhân gia đình mà còn học được rất nhiều đạo lý để sinh tồn tại nơi làm việc. Các vấn đề mà nhân vật trong phim gặp phải thực chất cũng chính là các vấn đề chúng ta phải đối mặt ngoài hiện thực.

1. Chỗ làm giống như chiến trường, không thể cao thượng mãi, vị tha mãi

Người ta nói, nơi làm việc giống như chiến trường. Để có thể chiếm lấy cho mình một vị trí, bạn buộc phải toan tính, phải cạnh tranh, phải tìm cách so bì với đồng nghiệp. Vương Mạn Ni trong phim không chiêu trò, không xấu tính nhưng cô lại rất mạnh mẽ.

Vừa thăng chức, Mạn Ni khiến nữ đồng nghiệp tên Linda vô cùng ganh tỵ. Vì muốn tranh giành khách hàng, Linda lén đổi thỏi son mà Mạn Ni đang dùng khiến cô bị dị ứng hết người. Không giành khách thành công, Linda lại tìm cách vu cáo Mạn Ni tích điểm thưởng từ hóa đơn của khách hàng, hành động vi phạm nội quy của cửa tiệm.

Khi phát hiện ra mình bị hãm hại, Mạn Ni không dùng cách dĩ hòa vi quý. Đầu tiên, cô trực tiếp hắt thẳng cốc nước vào mặt Linda. Tiếp đó, cô nàng sử dụng quyền hạn của mình để đuổi việc đồng nghiệp xấu tính. Kể từ lúc đó, Linda gần như mất mọi thứ, bị đuổi việc, trở thành cái gai trong mắt tất cả đồng nghiêp cùng ngành...

Tôi rất thích cách xử lý có phần "độc ác" này của Mạn Ni, đó chính là tuyệt đối không nương tay cho kẻ địch. Trên chiến trường, không thể nhân từ với kẻ địch, không được dễ dàng tin vào nước mắt của kẻ địch, nếu không muốn đến cuối cùng chính bản thân mình mới là người phải nhận về những vết thương, phải chịu cảnh trắng tay.

Tại nơi làm việc, chỉ cần những gì có liên quan đến lợi ích sẽ luôn làm phát sinh mâu thuẫn. Sẽ có vô số những thủ đoạn hãm hại nhau được nghĩ ra, từ nhỏ nhặt đến nghiêm trọng. Đối mặt với tình huống ấy, bạn chọn cười xòa bỏ qua hay phản kích ngược lại?

Nên nhớ rằng, tại văn phòng, các đồng nghiệp sớm chiều kề vai chiến đấu cùng bạn là đồng đội và cũng là đối thủ cạnh tranh.

Thăng chức, tăng lương, thưởng nóng... đều là những thứ vô hình chung làm khơi dậy tham vọng cạnh tranh trong lòng mỗi người. Và mỗi cá nhân sẽ đều sử dụng phương thức của riêng mình với mong muốn đạt được chúng. Có khác chăng có người chọn thủ đoạn mưu mô, có người lại dùng năng lực quang minh chính đại đi đọ sức.

Người xưa nói: Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm. Đặt trong hoàn cảnh cạnh tranh tại nơi làm việc, câu nói này vẫn đúng.

2. Chú ý nhìn toàn cục, không ngừng học hỏi

Không ngừng học hỏi là năng lực lớn nhất khiến một người có thể không sợ hãi trước sự cạnh tranh của người khác.

Tôi nhớ trong một bộ phim có câu thoại thế này: "Cậu lúc nào cũng cảm thấy sợ hãi khi có người mới vào. Nhưng có bao giờ cậu nghĩ rằng thực ra không phải người mới muốn cướp vị trí của cậu, mà vì bản thân cậu đã dậm chân tại chỗ quá lâu, không chịu tiến về phía trước?".

Về điểm này, tôi tin rằng những ai đã và đang đi làm đều không xa lạ gì. Tự hồi tưởng lại một chút mà xem, những vị sếp thích bắt chẹt nhân viên, sợ nhân viên phát triển có phải đều là những người không thích động não, không thích học tập hay không?

Các bạn làm cùng một ngành nghề, cùng công ty, cùng một cương vị nhưng sẽ luôn có những yếu tố hoặc chủ quan hoặc khách quan khiến quá trình tiến bộ của hai bạn trở nên khác nhau. Khi đối thủ cạnh tranh xuất sắc xuất hiện, bạn sẽ bắt buộc phải thay đổi quy hoạch vốn có. Nhưng nếu bản thân có năng lực, không ngừng học hỏi, chúng ta sẽ không bao giờ sợ sự thay đổi hay sự cạnh tranh này. Dù thua ở vòng này thì cũng có sao đâu, năng lực học hỏi sẽ khiến chúng ta không còn sợ hãi và sẵn sàng làm lại từ đầu.

Cùng là phu nhân tổng tài, Tiểu Thụy - vợ của Thẩm Kiệt đã vô cùng hoang mang sau khi công ty của chồng xảy ra chuyện. Dù bị hỏi vấn đề gì, cô cũng chỉ biết nói không biết, rồi đổ hết nguyên nhân cho việc phải chăm sóc hai đứa con, không rảnh bận tâm chuyện khác.

Nhưng tôi đoán rằng Tiểu Thụy thực chất cũng chẳng giỏi chăm con cho lắm, vì năng lực xử lý của một người với mọi việc thực ra khá tương đương nhau. Đây chính là lý do vì sao chúng ta sẽ phát hiện ra sẽ luôn một nhóm người vô cùng suất sắc trong tất cả mọi chuyện, vượt qua tất cả những người khác, và ngược lại.

Cố Giai ưu tú không chỉ vì cô được giáo dục tốt từ bé mà đơn giản bởi vì cô còn biết nhìn toàn cục, biết mình muốn gì và biết phải làm sao để đạt được điều đó.

Chăm lo cho gia đình thoạt nhìn là việc rất đơn giản, bởi vì tất cả đều bắt nguồn từ việc Cố Giai chưa bao giờ qua loa với bất kỳ điều gì. Dù là chuyện nào, cô cũng cố gắng làm được tốt nhất. Đây chính là cái mà người ta gọi là năng lực học tập, học hỏi, cầu tiến.

3. Người quá tốt không được ai bảo vệ sẽ chẳng đáng một xu

Trong 30 chưa phải là hết, Chung Hiểu Cân chính là một người không biết nói "Không".

Tại nơi làm việc, cô là một người siêu cấp tốt bụng, xưa nay chưa từng dám chống đối sếp, đồng nghiệp nói gì cũng sẽ đồng ý. Lúc đầu cô cho rằng mình như vậy sẽ được đồng nghiệp tôn trọng, nhưng không, ngờ hậu quả lại trở thành các đồng nghiệp đều cho rằng tất cả những việc đó đều là công việc cô bắt buộc phải làm.

- Máy cà phê hết nước, cả văn phòng không có ai biết cách dùng, phải chờ Chung Hiểu Cần đến mới có thể uống cà phê.

- Đồng nghiệp có tài liệu cần in, dù không tiện đường, cô cũng sẽ xung phong giúp.

Những hành động này khiến Chung Hiểu Cần trông giống như một người rất hòa đồng, rất được yêu mến, trên thực tế lại biến cô thành kẻ ngốc ở nơi làm việc. Trong mắt những người lợi dụng cô, cô chẳng qua chỉ là kẻ dễ bị bắt nạt, chỉ cần gọi tên một cái là sẽ được giúp việc không công.

Tại nơi làm việc có rất nhiều người giống như Chung Hiểu Cần, họ hiền lành tử tế đến mức không dám nói "Không". Nhưng nếu bạn không nói "Không", mọi người sẽ không nhìn thấy sự nỗ lực của bạn, giá trị của bạn cũng không được chứng minh.

Hãy nhớ một điều rằng biết cách nói "Không" hay dám từ chối thực sự rất quan trọng. Ít nhất, bạn phải để đối phương biết được thái độ của bạn. Chỉ có như thế, họ mới hiểu, trước nay họ đã lợi dụng bạn như thế nào.

Thử nghĩ mà xem, nếu như bạn cũng giống như Chung Hiểu Cần, mãi mãi nghe theo người khác, mỗi ngày chạy lên chạy xuống làm này làm kia, không sớm thì muộn bạn cũng khiến chính mình mệt nhoài.

Không phải ai cũng có thể trở thành một người mạnh mẽ tại nơi làm việc giống như Cố Giai hay Vương Mạn Ni. Bạn có thể tiếp tục lựa chọn là một người tốt bụng, nhưng tốt bụng cũng phải có mức độ. Nếu không biết bảo vệ chính mình, bạn sẽ bị người khác dẫm đạp, bị người khác coi như không đáng một xu.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/30-chua-phai-la-het-day-ban-quy-tac-khi-di-lam-noi-lam-viec-giong-nhu-chien-truong-dung-to-ra-cao-thuong-vi-tha-mai-20200801235448805.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY