Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

4 loại bệnh dễ mắc khi dùng chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau

Dùng chung một bát nước chấm hay gắp thức ăn cho nhau là những điều đã vô cùng quen thuộc trên mâm cơm của gia đình Việt. Thế nhưng đó lại chính là nguyên nhân dễ mắc những bệnh truyền nhiễm dưới đây.

Viêm gan là bệnh do virus lây qua đường ăn uống, thường gặp sẽ là viêm gan A. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gặp ở tuổi thanh thiếu niên. 

Viêm gan A hoàn toàn có thể lây từ người này sang người kia thông qua đường ăn uống. 

Nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày, tá tràng chính là do vi khuẩn hp. vì thế thói quen gắp đồ ăn cho người khác, ăn chung đũa, chung bát nước chấm là những nguyên nhân có thể làm vi khuẩn hp lây truyền từ người này sang người khác. 

Thói quen ăn cơm chung, dùng đũa có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP lên 56%. Việc người lớn mớm cơm cho trẻ nhỏ cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn HP có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày...

Đây là bệnh truyền nhiễm đường ruột cấp tính, nhiễm khuẩn toàn thân do trực khuẩn salmonella gây nên. 

Bệnh có khả năng lây lan mạnh và lây từ người này qua người khác thông qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc gần gũi. Vì vậy ăn chung bữa với người mang bệnh cũng rất dễ khiến bản thân bị nhiễm bệnh.

Rất may, bệnh thương hàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin. Ngoài ra, chúng ta cần phải chú ý vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ, giữ vệ sinh nhà cửa.

Đây là bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy. bệnh thường lây lan do vệ sinh kém, thông qua tiếp xúc với tay, nguồn nước, thức ăn nhiễm khuẩn.

Dùng chung bữa với những người mang vi khuẩn kiết lỵ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở người lành.

Thời gian ủ bệnh thường từ 1-3 ngày và có các biểu hiện lâm sàng như đau bụng, tiêu chảy, có mủ nhầy và máu trong phân.

Theo Minh Khuê/Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/4-loai-benh-de-mac-khi-dung-chung-bat-nuoc-cham-gap-thuc-an-cho-nhau-d50686.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

https://www.giadinhmoi.vn/4-loai-benh-de-mac-khi-dung-chung-bat-nuoc-cham-gap-thuc-an-cho-nhau-d50686.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/4-loai-benh-de-mac-khi-dung-chung-bat-nuoc-cham-gap-thuc-an-cho-nhau-388034)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Qua nôi soi có thể xác định bệnh dạ dày có phải do vi khuẩn HP gây ra hay không bằng cách xác định men urêaza do vi khuẩn HP sinh ra.
  • Vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày - tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Chào Mangyte, Cháu muốn sang BV Bạch Mai xét nghiệm máu để biết bệnh Viêm gan B thì chi phí có cao không ạ? Khoảng bao nhiêu ạ? Cháu có bảo hiểm ở BV Tuệ Tĩnh sang đó có được hưởng không ạ? Cháu cảm ơn ạ!
  • Chào Mangyte! Em có tiêm phòng viên gan B ở viện Pasteur mũi thứ 2 vào tháng 12/2013 (giá Thu*c là 120.000 đ). Nhưng do làm mất phiếu tiêm nên khi vào tiêm mũi thứ 3 viện Pasteur không cho tiêm (vì không biết loại Thu*c nào). Cho em hỏi vậy bây giờ em phải tiêm lại từ đầu hay cách nào cho em tiêm được mũi thứ 3 hay không? (Tuyết Hạnh - TPHCM)
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY