Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

4 loại giày dép bạn nên tránh sử dụng để hạn chế gây tổn thương cho bàn chân

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng giày dép. Tuy nhiên, không phải tất cả trong số chúng đều đã tốt cho bàn chân, ngược lại thậm chí còn có thể gây đau, tổn thương bàn chân của chúng ta.

Đi giày dép không đúng cách có thể làm đau chân, thậm chí kéo theo cả tổn thương ở đầu gối hay eo. Một số đôi giày, dép nhìn vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng lại là “sát khí tiềm ẩn” đối với cơ thể. Dưới đây là 4 loại giày dép như thế, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng.

1. Dép bệt cứng, đế dép bằng phẳng không phù hợp với đa số lòng bàn chân

Các quảng cáo sẽ bảo rằng đi những đôi dép như vậy cảm giác đi như không đi, nhưng nó lại không tốt đối với lòng bàn chân.

Lòng bàn chân được ví như “lò xo thông minh”, nâng đỡ trọng lượng cơ thể và hấp thụ phản lực của mặt đất. Đây là bộ phận giảm xóc tự nhiên cho cơ thể con người, giúp chúng ta đi lại thoải mái hơn.

Một đôi giày, dép tốt có thể hỗ trợ chức năng của lòng bàn chân. Tuy nhiên, những đôi dép đế bằng cứng không có độ cong cần thiết để hỗ trợ lòng bàn chân và dường như không có độ nặng khi mang khiến dép khó giữ nên chúng ta hay phải dùng lực ngón chân để giữ dép khi di chuyển.

Nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ gây đau gót chân, làm căng gân và cơ gót chân, thậm chí có thể gây hại cho cả mắt cá chân, đầu gối, khớp hông và thắt lưng.

2. Đôi xăng đan mũi nhọn sẽ khiến ngón chân thực sự khó chịu

Mặc dù những đôi kiểu dáng này sẽ trông rất thanh mảnh và thời trang nhưng chúng không phù hợp với người có bàn chân và ngón chân to. Bởi vì phần đầu của xăng đan sẽ nhỏ dần, dễ chèn ép các ngón chân, nhất là đối với người có bàn chân mập mạp.

Khi bàn chân phải chịu áp lực bất thường trong thời gian dài, xương, khớp xung quanh ngón chân cái thậm chí sẽ dần tách ra, dẫn đến nổi các cục sưng to.

3. Giày cao gót nhọn không chỉ ảnh hưởng xấu đến bàn chân

Hiện nay, giày cao gót có những thiết kế cải tiến về kiểu dáng giúp chân thoải mái hơn nhiều nhưng nó vẫn là nguyên nhân khiến bàn chân hay nhiều bộ phận khác bị ảnh hưởng bởi bản chất của giày cao gót là một thiết kế không hoàn mỹ.

Khi đi giày cao gót, trọng tâm cơ thể dồn về phía trước, bạn buộc phải ưỡn ngực hơn, hông và thắt lưng phải giãn hơn để thiết lập lại sự cân bằng cho cơ thể.

Giày càng cao, trọng tâm cơ thể càng hướng về phía trước. Lực nén tác động lên cột sống thắt lưng càng lớn và càng làm đau thắt lưng. Hơn nữa, cấu tạo của giày cao gót khiến áp lực lòng bàn chân phân bố không đều, sẽ khiến cho ngón chân bị đè nặng, biến dạng ngón chân.

4. Dép, xăng đan xỏ ngón, thiết kế gây đau ngón chân

Dép xỏ ngón không có phần trên hoàn chỉnh, không có viền dép chỉ có hai quai lồng vào ngón chân và bàn chân, không có gì có thể hỗ trợ bàn chân khi di chuyển. Để bảo đảm độ thăng bằng và đi lại dễ hơn, người dùng sẽ vô thức uốn cong ngón chân vào mũi dép để giữ dép được chặt hơn.

Lâu ngày như vậy, các gân tại ngón chân sẽ bị căng, trường hợp nặng gây viêm gân gót chân, đau nhức chân. Hơn nữa, cách dùng lực này sẽ vô tình khiến cơ thể giữ trọng tâm hướng về phía trước, đầu gối tự nhiên sẽ hơi cong và cột sống thắt lưng dần cong về phía sau.

Những kiểu dáng giày, dép nào sẽ có lợi cho bàn chân?

- Giày đế bằng mềm, có phần gót cao hơn chút khoảng 1cm sẽ giúp lòng bàn chân thoải mái khi mang.

- Giày mũi vuông, mũi giày rộng có diện tích chịu lực lớn tạo cảm giác thoải mái hơn khi mang.

- Giày gót mèo có phần gót, điểm chịu lực dịch gần về giữa tâm bàn chân, gót cao tầm 3-5cm sẽ giúp đi lại cảm giác cân bằng hơn.

- Dép xỏ ngón nên chọn những đôi có quai rộng để mu bàn chân chịu lực nhiều hơn, chia sẻ cho gánh nặng của ngón chân.

Quỳnh Trang

Nguồn: QQ, Healthline

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/4-loai-giay-dep-ban-nen-tranh-su-dung-de-han-che-gay-ton-thuong-cho-ban-chan-20210703161422891.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Chủ đề liên quan:

sống khỏe

Tin cùng nội dung

  • Không bao giờ quá muộn khi bạn tìm cách thay đổi cuộc sống để tăng thêm cơ hội sống tốt và sống khỏe.
  • Cuộc sống hiện đại càng cần chú trọng vận động thường xuyên. Đi bộ là một trong những cách tập (vận động) đơn giản nhất...
  • Mẹo làm đẹp xin giới thiệu cùng các bạn 6 phép dưỡng sinh của người Nhật để bạn tham khảo cho mình những bí quyết để có thể sống khỏe, trẻ lâu.
  • Một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
  • SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY