Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 ngày không có ca mắc mới, Việt Nam còn bao nhiêu F1,F2 đang cách ly?

Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế ngày 21/4 cho biết, hiện Việt Nam ghi nhận 268 ca mắc COVID-19, có 15.636 người là F1 và 60.163 người là F2 đang được cách ly tập trung, cách ly tại nhà theo dõi y tế.

Theo đó, Việt Nam đứng thứ 119/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN, 268 ca mắc COVID-19, không có ca Tu vong.

Trong đó có 215 ca bình phục và 53 ca bệnh đang được điều trị.

Hà Nội: 112

TP Hồ Chí Minh: 55

Vĩnh Phúc: 19

Ninh Bình: 13

Bình Thuận: 9

Có 3 ca bệnh nặng. Số ca có tiến triển tốt: 21 trường hợp âm tính lần 1, trong đó 7 trường hợp tính từ 2 lần trở lên.

Tại bệnh viện là 268 người. Tại khu cách ly tập trung là 15.368 người. Tại nhà là 60.163 người.

Số trường hợp mắc COVID-19 nhập cảnh được quản lý ngay là 128 trường hợp. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng là 140 trường hợp.

Trong đó có 34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng, 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng và 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.

Dù 5 ngày không ghi nhận ca mắc mới, nhưng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch và hướng dẫn của ngành y tế, không nên chủ quan, lơ là để tránh tình trạng bệnh dịch có thể lây lan trong cộng đồng.

- Người dân cần tuân thủ hướng dẫn của phòng chống dịch bệnh ở những nơi thuộc nhóm nguy cơ thấp, người dân vẫn cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, rửa tay sát khuẩn thường xuyên.

- Hà Nội khuyến khích các trường hợp dương tính về nhà nên cách ly trong 30 ngày cho an toàn. Tất cả trường hợp dương tính ra viện, khi đón về nhà phải tổ chức cách ly tiếp 14 ngày, việc này phải bảo đảm 100%.

Người từ nước ngoài về, sau khi rời khỏi trung tâm cách ly tập trung, đề nghị các địa phương tuyên truyền để các trường hợp này tiếp tục cách ly tại nhà bởi nếu không sẽ có nguy cơ tiềm tàng, hoàn toàn các trường hợp này đi ra ngoài có thể phát tán virus nếu có mà chính họ không biết. Các trường hợp này cần tiếp tục cách ly 14 ngày, khuyến khích việc cách ly kéo dài hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị khó thở, ho, sốt ở trường học

Hiện một số địa phương đã cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ dài vì dịch COVID-19. Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo khi những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho khó thở tại trường học.

Cách tránh stress trong giai đoạn dịch COVID-19 ‘hoành hành’

Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đưa ra những khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe tinh thần, chống stress cho mọi người trong dịch COVID-19.

Thông tin 'đặc biệt' về nhân viên Cty Trường Sinh mắc COVID-19 từng 'tái dương tính'

Theo Bộ Y tế, BN 188 là nhân viên Công ty Trường Sinh sau khi 'tái dương tính' đã được xét nghiệm bằng phương pháp Real Time PCR vào ngày 19/4 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Như vậy BN được tính là đang theo dõi 14 ngày sau khi kết thúc điều trị, không phải ca mắc chưa khỏi bệnh.

Một tuần thế giới thêm 50.371 ca Tu vong do COVID-19

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, trong vòng một tuần qua (13-20/4), thế giới ghi nhận thêm 548.538 trường hợp mắc mới và 50.371 Tu vong do COVID-19.

Việt Nam có bao nhiêu phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn 'tìm' COVID-19?

Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 111 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19 đối với kỹ thuật RT- PCR. Trong đó có 39 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 (22 các cơ sở Y tế tuyến Trung ương và các Bệnh viện, 14 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và 3 đơn vị ngoài ngành y tế).

Quảng An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/5-ngay-khong-co-ca-mac-moi-viet-nam-con-bao-nhieu-f1f2-dang-cach-ly-1645786.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới, trong đó có một nguyên nhân mà nhiều không ngờ tới là không có tinh trùng.
  • Nhiều đàn ông không có tinh trùng đã có thể sinh con nhờ kỹ thuật vi phẫu tìm tinh trùng từ các mô tinh hoàn. Trong năm 2014 TPHCM đã có 6 đứa trẻ sinh ra từ kỹ thuật này.
  • Cháu hay đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lúc ngủ cháu cũng thường dậy đi tiểu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì vậy?
  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY