Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

5 sai lầm thường gặp khi điều trị mụn nhọt, bạn nên tránh

Mụn nhọt là những nốt mụn thường phát triển nhanh và gây khó chịu, đau đớn cho cơ thể, đặc biệt là với những nốt có mủ. Đây là bệnh lý lành tính nên có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, mụn nhọt có thể trở nên trầm trọng và gây nguy hiểm cho người bệnh nếu điều trị sai cách.

Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi điều trị mụn nhọt:

Tự ý chích, nặn nhọt

Bạn có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc mụn nhọt tại nhà nhưng đừng cố nặn, bóp hay chích vỡ chúng ra vì mụn nhọt cần thời gian để chín. Sau đó vùng da bị nhọt mới dễ dàng bị bộc lộ để đẩy mủ và dịch viêm ra ngoài. Việc cố nặn, khiến bạn đau đớn và khó chịu hơn. Đặc biệt việc dùng kim chọc có thể khiến nhọt nhiễm trùng, mưng mủ nặng hơn.

Lúc này cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nhọt. Không chích, nặn nhọt khi còn non. Chỉ nên nặn khi nhọt đã chín bằng cách rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch sau đó dùng tay tác động nhẹ nhàng đẩy hết dịch mủ ra ngoài. Sau khi nặn xong có thể dùng bông thấm nước muối sinh lý 0,9% để rửa lại.

Lưu ý, nếu nhọt quá to, gây đau nhức, cần đến cơ sở y tế để được can thiệp ngoại khoa.

5 sai lầm thường gặp khi điều trị mụn nhọt, bạn nên tránh

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Không điều trị kịp thời

Khi bị nhọt, nhiều người cho rằng đây chỉ là bệnh ngoài da, do trời nắng nóng gây nên. Do đó đã không chú ý điều trị ngay, mà chỉ chú ý ăn uống các thực phẩm mát nhằm giảm nhiệt trong người.

Tuy nhiên, điều này không làm khỏi nhọt, bởi nhọt là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Do đó cần có cách chăm sóc và điều trị sớm để tránh có thể tiến triển thành bệnh nặng.

Nên:Cần theo dõi diễn tiến của nhọt để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Tự ý uống kháng sinh

Nhiều người khi thấy bị nhọt cho rằng bị viêm nhiễm nên đã tự ý dùng kháng sinh với hy vọng bệnh nhanh khỏi. Thói quen này không giúp điều trị khỏi bệnh mà còn có thể gây các tác dụng phụ, nghiêm trọng hơn là gia tăng tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Vì vậy, không được tùy tiện uống kháng sinh hoặc bất kỳ loại thuốc nào khi bị nhọt. Nếu cần phảiuống thuốc cần được chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám.

Tắm lá, đắp lá lên nhọt

Đây là sai lầm nhiều người mắc phải khi bị nhọt, cho rằng, đắp lá, tắm lá giúp nhọt nhanh lên "ngòi" và nhanh khỏi nên nhiều người đã lựa chọn việc tắm/đắp bằng lá vào nốt nhọt. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến cho các nốt nhọt bị nhiễm trùng nặng hơn do trong lá chưa loại bỏ hoặc chứa độc tố. Nhiều trường hợp tự ý đắp lá, đắp cao dán khi trẻ bị nhọt, gây ra viêm tấy lan rộng, tạo thành ổ áp-xe có mủ… dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây hậu quả nghiêm trọng.

Không những thế, việc sử dụng tắm lá theo theo mách bảo có thể làm người bệnh bị viêm da, đồng thời khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài và khó chữa hơn.

Do đó, không được tùy tiện đắp lá, tắm lá khi bị nhọt. Nên vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, tránh tác động mạnh vào nốt tổn thương, giữ nốt nhọt không bị rách, xước…

Dùng miếng dán trị nhọt sai cách

Hiện nay trên thị trường có bán các miếng dán khá hiệu quả trong việc trị nhọt. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách có thể khiến tình trạng nhọt càng trở nên trầm trọng hơn.

Miếng dán này có kết hợp thêm nhiều thành phần để tiêu viêm, kháng khuẩn, hút mủ nhọt và tái tạo, hỗ trợ hồi phục da. Do các miếng dán có chứa thuốc nên cũng có thể gây các tác dụng phụ nếu quá lạm dụng.

Chỉ dùng miếng dán 6-12 tiếng/ngày để vùng da bị tổn thương được khô thoáng. Việc lạm dụng miếng dán có thể khiến mồ hôi không thoát đi được, và có thể gây kích ứng da.

Ngoài ra, trước khi dùng miếng dán cần vệ sinh sạch vùng da bị nhọt. Nếu vệ sinh da không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn trong ổ mụn, bụi bẩn và các tác nhân bên ngoài gây nhiễm trùng chỗ tổn thương.

Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng miếng dán trị nhọt. Tốt nhất để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, nên trao đổi với bác sĩ về cách dùng miếng dán.

Phòng ngừa mụn nhọt mùa hè

Không có cách nào có thể đảm bảo phòng ngừa được 100% khả năng bị mụn nhọt, nhất là khi bạn có một hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, việc cố gắng thực hiện các biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn:

- Để phòng mụn nhọt, cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ như thay quần áo hằng ngày, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn; Nên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Đặc biêt, không được gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu vì khi nặn sẽ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.

- Về mùa hè không nên ăn uống đồ cay nóng, kích thích như uống rượu, hút thuốc, ăn ớt, hạt tiêu, hành tỏi sống, cà phê, uống nhiều nước đá. Nên tăng cường ăn nhiều rau quả có tính mát như dưa hấu, dưa chuột, bí đao, rau đay, mồng tơi, cua đồng, mướp đắng, chanh, cam, thanh long…

-Tránh chia sẻ hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác. Bạn không nên dùng chung khăn, dao cạo râu, bàn chải đánh răng hay các vật dụng cá nhân khác với mọi người. Vi khuẩn nói chung có thể lây lan qua các vật dụng và nhiễm vào cơ thể bạn.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/sai-lam-thuong-gap-khi-tri-nhot-73171.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-sai-lam-thuong-gap-khi-dieu-tri-mun-nhot-ban-nen-tranh/20230620070437897)

Tin cùng nội dung

  • Mụn là bệnh do nang lông - tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn trong khi miệng nang lông lại bị bít kín do tăng sừng hóa, chất bã nhờn bị ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn.
  • SKĐS- Nhiều người quan niệm mụn nhọt, mẩn ngứa là bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu chữa trị không đúng cách, gây biến chứng có thể bị viêm cầu thận, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết, đe doạ đến cả tính mạng. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị khỏi bệnh?
  • Bạn sẽ thấy rất bất ngờ khi có thể điều trị nhọt tại nhà với những phương pháp hết sức đơn giản như đắp bánh mỳ, dùng tỏi, bột nghệ hay thậm chí cả thịt xông khói.
  • Mụn nhọt là tình trạng lỗ chân lông hay tuyến bã bị nhiễm khuẩn sinh ra... Bệnh thường gặp về mùa hè.
  • Nhân dân ta và Trung Quốc thường chế ké đầu ngựa thành cao thương nhĩ thường gọi là vạn ứng cao.
  • Bí đao còn gọi là bí xanh, các bộ phận của cây bí đao cho ta nhiều vị Thu*c quý: quả bí với tên Thu*c đông qua, vỏ quả - đông qua bì, hạt bí - đông qua tử, lá bí - đông qua diệp, dây bí - đông qua đằng.
  • Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt.
  • Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm Thu*c, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng…
  • Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở các lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn; YHCT có tên gọi chung là “sang, hung, thù...”. Nguyên nhân do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát là do huyết nhiệt.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY