Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 thói quen khiến bạn ngày càng thông minh, trí nhớ tốt và phòng tránh các bệnh về não, hãy làm theo càng sớm càng tốt

Không phải tuổi tác, lối sống mới là nhân tố hàng đầu quyết định sức khỏe và tuổi thọ của bạn, đặc biệt là thể trạng não bộ và hệ thần kinh.

Có những người dù đã cao tuổi nhưng vẫn giữ được sự minh mẫn, trong khi rất nhiều người trẻ tuổi lại gặp vấn đề về ghi nhớ, không thể tập trung và mắc các bệnh mãn tính về thần kinh.

Tiến sĩ Sanjay Gupta là 1 nhà giải phẫu thần kinh nổi tiếng người Mỹ, theo quan điểm của ông, thay đổi lối sống có thể cải thiện đáng kể sức khỏe não bộ và thậm chí đẩy lùi 1 số bệnh về não. Ông từng có nhiều công trình nghiên cứu và viết nhiều cuốn sách chia sẻ cách để bảo vệ não bộ, cải thiện trí nhớ, trong đó có 5 thói quen đơn giản mà hiệu quả sau đây:

1. Tập thể dục ít nhất 11 phút mỗi ngày

Tập thể dục thường xuyên sẽ tiêu thụ carbohydrate trong cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ dao động glucose và insulin, từ đó giảm những áp lực, tác động xấu đến não bộ.

Thói quen vận động cũng làm tăng lưu lượng máu lên não, ức chế tình trạng viêm và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não mới. WHO chỉ ra cần ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ trung bình mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe. Tiến sĩ Gupta lấy chính mình làm ví dụ, ông cho biết: "bất cứ ở nơi đâu, tôi đều có giày, đồ bơi, trong văn phòng cũng có các thanh xà đơn”.

Các nghiên cứu khác trên khắp thế giới cũng cho thấy rằng 11 phút tập thể dục mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức và tăng cường sức khỏe thần kinh. Trong đó khuyến khích các môn như chạy bộ, Thái cực quyền, bơi lội, cầu lông…

2. Ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, 1/3 người Mỹ ngủ ít hơn 7 giờ và gặp nhiều vấn đề về trí nhớ, mất tập trung, dễ mắc bệnh về thần kinh.

Ngủ không đơn giản là nghỉ ngơi mà còn là quá trình quan trọng để cơ thể phục hồi, đặc biệt là với não bộ. Ngay cả khi ngủ, não vẫn hoạt động chứ không nghỉ ngơi hoàn toàn, vì vậy cần ngủ trên 7 tiếng mỗi ngày để đảm bảo não hoạt động tốt nhất.

Ngoài ra, thời gian ngủ nên là ban đêm vì lúc này là thời điểm lý tưởng nhất cho não, thuận lợi để kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não, hỗ trợ trí nhớ và học tập. Các nghiên cứu chỉ ra rằng não củng cố tất cả những gì ta đã học suốt cả ngày trong khi ngủ vào ban đêm.

Những người có giấc ngủ sâu cũng được chứng minh rằng ít mắc bệnh về não hơn những người có giấc ngủ ngắn, mắc chứng mất ngủ. Tiến sĩ Gupta gợi ý rằng bạn có thể cố gắng hít thở sâu trước khi đi ngủ để kích hoạt cơ chế "nghỉ ngơi và phục hồi" của các dây thần kinh, dễ dàng ngủ ngon giấc hơn.

3. Cố gắng học những điều mới

Những bộ não tham gia tích cực vào công việc hoặc học tập là những bộ não nhạy cảm nhất. Một nghiên cứu lớn của Pháp trên 500.000 người cho thấy những người nghỉ hưu ở tuổi 65 có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ thấp hơn 15% so với những người nghỉ hưu ở tuổi 60.

Não bộ cần liên tục thử sức với các bài tập đa dạng, không chỉ giải ô chữ mà còn cần tích cực tham gia vào các hoạt động đòi hỏi khả năng suy luận, giải quyết vấn đề và tiếp thu kiến ​​thức mới. Ví dụ như học 1 ngôn ngữ mới, học nấu ăn thông qua các khóa học trực tuyến, đọc sách bên ngoài phạm vi chuyên môn, hoặc đào tạo tốc độ đọc, trò chơi trí não trực tuyến, v.v.

4. Chế độ ăn bổ cho não và giảm đường

Thực phẩm có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe, và lựa chọn thực phẩm hợp lý có thể giúp tăng cường sức khỏe não bộ và ngăn ngừa lão hóa.

Chế độ ăn Địa Trung Hải là chế độ ăn kiêng có lợi cho sức khỏe não bộ. Hãy hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và thịt đỏ, ăn nhiều trái cây, rau, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn hàng ngày. Bổ sung protein từ các loại hải sản như cá hồi, cá thu và các loại cá khác giàu omega- 3 axit béo.

Tiến sĩ Gupta cũng nhấn mạnh, ngoài bổ sung dinh dưỡng cho não, bạn cần phải kiểm soát tốt lượng đường, đặc biệt là bệnh nhân đang điều trị tiểu đường hoặc người được bác sĩ cảnh báo lượng đường trong máu cao hơn mức trung bình.

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến việc cung cấp nước, thường xuyên mất nước ở mức độ nhẹ hoặc trung bình dễ dẫn đến suy giảm nhận thức. Tốt nhất là nên uống trên 2 lít nước lọc mỗi ngày, hạn chế bia rượu, đồ uống có ga.

5. Kết nối với mọi người nhiều hơn

Nếu bạn thấy các hoạt động xã hội như chơi với bạn bè là tốn thời gian, bạn phải thay đổi suy nghĩ này. Tương tác xã hội cũng giúp tăng tính dẻo dai của não bộ, giúp não bộ điều tiết và nhận thức mạnh mẽ hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có quan hệ xã hội lớn có khả năng chống lại sự suy giảm nhận thức liên quan đến bệnh Alzheimer hơn những người có quan hệ xã hội nhỏ. Nói cách khác, dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè sẽ khiến não bộ được hoạt động nhiều hơn và khỏe mạnh hơn.

Khuê Lăng

Nguồn và ảnh: Sohu, WHO, Sunday More

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/5-thoi-quen-khien-ban-ngay-cang-thong-minh-tri-nho-tot-va-phong-tranh-cac-benh-ve-nao-hay-lam-theo-cang-som-cang-tot-20210924155128409.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Chủ đề liên quan:

sống khỏe

Tin cùng nội dung

  • Không bao giờ quá muộn khi bạn tìm cách thay đổi cuộc sống để tăng thêm cơ hội sống tốt và sống khỏe.
  • Cuộc sống hiện đại càng cần chú trọng vận động thường xuyên. Đi bộ là một trong những cách tập (vận động) đơn giản nhất...
  • Mẹo làm đẹp xin giới thiệu cùng các bạn 6 phép dưỡng sinh của người Nhật để bạn tham khảo cho mình những bí quyết để có thể sống khỏe, trẻ lâu.
  • Một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
  • SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY