Tiền
Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng trong mỗi tờ tiền có chứa đến hàng chục nghìn con vi khuẩn. Những loại vi khuẩn trên tiền mặt gây ra rất nhiều bệnh như: mụn trứng cá, tả, thương hàn…
Vi khuẩn trên tờ tiền gây ra 1 số bệnh cho người dùng. Ảnh minh họa.
Trong tất cả các loại tiền thì tiền giấy là bẩn nhất do đặc tính thấm hút và lưu giữ tạp khuẩn cao, các loại tiền xu và tiền polyme thì ít vi khuẩn hơn do chúng không thấm nước. Những tờ tiền được trao qua tay nhiều người và qua nhiều môi trường không đảm bảo vệ sinh như khi đi chợ và được trả lại bởi những người bán thịt, cá, rau củ… khiến chúng chứa cực kì nhiều vi khuẩn và có thể gây ra hàng loạt bệnh tật.
Điện thoại
Cả điện thoại di động và điện thoại cố định đều chứa nhiều vi khuẩn hơn ta tưởng. Nguyên nhân là do tay không đảm bảo vệ sinh, sờ nắm nhiều thứ bên ngoài rồi sử dụng điện thoại, hay việc chúng ta để điện thoại lên những bàn ăn, bàn uống nước ở hàng quán không lau sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh cũng khiến điện thoại bị tích tụ nhiều vi khuẩn và có thể truyền sang cơ thể khi bạn áp lên tai nghe.
Điện thoại truyền vi khuẩn gây bệnh cho người dùng. Ảnh minh họa.Lược
Lược cũng là vật dụng siêu bẩn gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa.Lược cũng là một vật dụng “siêu bẩn” mà chúng ta cần chú ý. Do phải tiếp xúc với chất nhờn trên da đầu nên các bề mặt răng lược rất dễ bám bụi. Nhiều bạn thường ngại không vệ sinh cho chiếc lược của mình nên khiến chúng bị cáu bẩn ở các răng lược. Thêm nữa, mỗi lần chải tóc bị bết, nhiều gàu hay cho những người xung quanh mượn cũng khiến lược bẩn hơn. Bạn nên vệ sinh cho chiếc lược của mình thường xuyên bằng cách cọ rửa sạch sẽ.
Khăn tắm gây viêm nhiễm cho daKhăn tắm là vật dụng không thể thiếu để lau khô người mỗi khi tắm xong. Tuy nhiên, vì phải sử dụng mỗi ngày nên nếu chúng ta không giặt giũ sạch sẽ, cộng với tình trạng ẩm ướt thường xuyên sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm cho da, thậm chí là cả V*ng k*n.
Bạn nên giặt giũ khăn tắm thường xuyên, phơi nắng khô ráo và không nên để ẩm một chỗ bởi điều này dễ gây ra nấm mốc cho chiếc khăn.
Bàn chải đánh răngDo sử dụng 2 – 3 lần một ngày và lại hay để trong nhà tắm, vốn là môi trường ẩm thấp và có nhiều vi khuẩn xuất phát từ bồn cầu bay lởn vởn trong không khí, trên mỗi bàn chải chứa hàng triệu con vi khuẩn, trong đó có những loại như vi khuẩn E.coli, Candida... Bác sĩ nha khoa đã khuyên chúng ta nên thay bàn chải mới sau 3 tháng sử dụng, nhưng nhiều người thậm chí sau 1 hoặc 2 năm mới thay.
Bàn chải không hợp vệ sinh có thể gây ra các bệnh về răng miệng và cả những bệnh ở các bộ phận khác. Vậy nên, ngoài việc thay bàn chải sau mỗi 3 tháng thì thỉnh thoảng, chúng mình cũng nên vệ sinh bàn chải bằng cách dùng nước sôi dội vào.
Giẻ rửa bát
Miếng giẻ rửa bát hàng ngày ta vẫn hay sử dụng chứa rất nhiều vi khuẩn dù chúng được dùng để rửa sạch bát đĩa. Để hạn chế phần nào vi khuẩn, sau mỗi lần rửa bát bạn nên dội nước sôi để tiệt trùng và nhớ thay những miếng bọt biển, những chiếc giẻ rửa bát đã quá cũ.
Bàn phím máy tính
Bàn phím cũng là một vật dụng “siêu bẩn” mà ta hay tiếp xúc hàng ngày. Thậm chí nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng bàn phím máy tính còn nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu. Bàn phím thường tiếp xúc với tay thường xuyên nên rất nhiều vi khuẩn tích tụ lại. Ít vệ sinh bàn phím cũng là nguyên nhân chính khiến chúng nhiều vi khuẩn đến vậy. Chúng ta nên vệ sinh, lau chùi bàn phím thường xuyên hơn để phòng tránh các loại vi khuẩn phát tán.
Theo Thúy Liễu/VietQ