Theo nhà tâm lý học John Snarey: Trong quá trình nuôi dạy con cái, bố thường có xu hướng sẵn sàng để con đối mặt với các thử thách và nguy cơ để sớm trở nên độc lập. Trong khi đó mẹ lại bao bọc và bảo vệ con khỏi những nguy hiểm rình rập.
Chính vì vậy, dưới sự nuôi dạy của bố, con trai thường trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn. Bên cạnh đó, bố có thể biết được con trai chơi ở đâu, với bạn nào và liệu những người bạn đó có ảnh hưởng xấu đến con hay không.
Tất nhiên mẹ cũng có thể làm điều này, nhưng với bố, ở một khía cạnh nào đó lại có thể kiểm soát việc mọi thứ tốt hơn.
Do những ảnh hưởng to lớn nên trong cuộc sống hàng ngày, bố cần có cách dạy con trai thật đúng đắn.
Bởi sự sai lầm của bố có thể khiến con trai bị tổn thương và ảnh hưởng đến cả tương lai. Theo trang Brightside, đây là 7 lỗi sai trong cách dạy dỗ và hành xử mà mọi ông bố cần tránh.
Bố luôn có ảnh hưởng to lớn đến con trai. (Ảnh minh họa)
Người cha đóng vai trò quan trọng trong cách giao tiếp của con khi ra ngoài xã hội. Thông thường, bố sử dụng ngôn từ phong phú khi nói chuyện với con hơn là mẹ. Điều này giúp con trai có thể phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa bố có thể kiểm soát quá mức cách con nói chuyện với mọi người.
Sự giám sát của bố có thể khiến con gặp trục trặc trong quá trình kết bạn. Tốt nhất, bố chỉ nên theo dõi, hướng dẫn và bảo ban nếu con có cách cư xử chưa phù hợp.
Nhiều ông bố bận rộn công việc đến mức chẳng có nổi vài phút rảnh rỗi dành cho con. Về lâu dài, sự vắng mặt của bố sẽ khiến con trai tổn thương, cảm thấy mình không được yêu thương như những đứa trẻ khác.
Hãy nhớ, sự hiện diện của bố sẽ giúp trẻ nâng cao lòng tự trọng, có được cảm giác an toàn. Quan trọng nhất là càng dành nhiều thời gian cho nhau thì mối quan hệ giữ bố và con trai càng bền chặt hơn.
Có những ông bố sẵn sàng cho con đối mặt với thử thách để dần trưởng thành, tự lập hơn. Nhưng cũng có những ông bố bao bọc, chăm sóc con quá mức.
Con trai nếu không học được tính tự lập từ nhỏ thì đến khi trưởng thành thường rụt rè, nhút nhát và khó lòng thành công trong cuộc sống.
Nếu các bé gái được phép khóc khi đau hay tủi thân thì các bé trai thường không được khuyến khích điều này.
Nhiều ông bố cấm đoán con trai không được khóc, phải tỏ ra mạnh mẽ mọi lúc, mọi nơi. Hậu quả là trẻ bị dồn nén cảm xúc, dễ nảy sinh tâm lý uất ức, trầm cảm.
Trong cuộc sống sau này, trẻ cũng không biết cách bộc lộ cảm xúc, giải quyết các vấn đề tình cảm và luôn rơi vào trạng thái lo lắng. Các mối quan hệ bạn bè, tình cảm của trẻ cũng khó mà dài lâu.
Những bé trai cần đến quy tắc và kỷ luật, nhưng không phải những hình phạt quá khắt khe. Việc bố la hét, đánh đòn không khiến con trai ngoan hơn, học tập tốt hơn mà chỉ khiến mọi việc trở nên tệ đi.
Đôi khi nó còn khiến con trở nên bất cần, hung hăng hơn. Nếu muốn con trai đi vào nề nếp, bố nên đưa ra quy tắc rõ ràng và những hình phạt phù hợp.
Nhiều ông bố dạy con học cách đối mặt, thừa nhận thất bại. Nhưng khi chính mình gặp thất bại thì họ lại cố ý lảng tránh, không đề cập đến.
Con cái thường bắt chước cha mẹ và lẽ dĩ nhiên, con trai có thể học theo thói xấu này của bố.
Nếu muốn tốt cho con, bố cần phải thẳng thắn thừa nhận thất bại của mình. Điều này giúp con thấy được thất bại không có gì đáng sợ.
Con sẽ dũng cảm đối mặt với những khó khăn trong cuộc đời và sẵn sàng đặt cho mình những mục tiêu, thử thách cam go hơn.
Nếu bố luôn có thái độ cáu gắt, thiếu tôn trọng mẹ thì con trai sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý. Trong mối quan hệ tình cảm sau này, con có thể cư xử thô lỗ với bạn đời của mình, dẫn đến việc hôn nhân không hạnh phúc và khó lâu bền.
Ngay cả khi đã ly hôn thì bố cũng cần phải tôn trọng mẹ, luôn có thái độ tôn trọng, hòa nhã. Sự lịch thiệp của bố chính là tấm gương để con trai noi theo và biết cách cư xử đúng đắn với phụ nữ.
Chủ đề liên quan:
ảnh minh họa cậu con trai dạy con trai nguy hiểm rình rập nhà tâm lý học nuôi dạy con cái Sai đệ tử lấy nước tắm cho 1 người ốm tâm lý học thanh hương