Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

7 tiếng trên chuyến tàu hỏa vắng khách nhất cả nước

Không hiếm những ngày chuyến tàu đi, về giữa ga Yên Viên (Hà Nội) và các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh mà không có nổi một hành khách ngoài 5 nhân viên của tổ phụ trách tàu.

Nhiều người chưa biết đến chuyến tàu hỏa lưu thông từ ga yên viên (gia lâm, hà nội) đến ga hạ long (quảng ninh) và ngược lại. trên trục đường đó, tàu dừng lại ở 15 ga khác thuộc các tỉnh bắc ninh, bắc giang và vài xã của quảng ninh.

Lịch sử của tuyến đường sắt yên viên - hạ long cũng có bề dày lâu năm. từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, người dân ở các tỉnh trên thường bám vào xe lửa để mưu sinh. hiện nay, dù có rất nhiều lựa chọn tốt hơn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, bà con vẫn yêu cầu giữ chuyến tàu quen thuộc này bởi nó giống như sợi dây nối liền việc buôn bán từ vùng này sang vùng khác và là nét văn hóa sinh hoạt lâu đời.

Đoàn tàu có một không hai

4h55 sáng, zing.vn có mặt trên chuyến tàu duy nhất tại ga yên viên, gia lâm (hà nội), tàu vẫn xuất phát đúng giờ như mọi ngày, dù có khách hay không. hôm nay, đoàn tàu chỉ có 2 toa hàng hỗn hợp, một toa hành khách mới được tháo ngày hôm trước vì đến hạn sửa chữa. cho dù thiếu một toa cũng không ảnh hưởng gì nhiều bởi đây là chuyến tàu “chợ” khá vắng khách.

Hàng ngày, tàu tuyến Yên Viên - Hạ Long chủ yếu phục vụ thương lái chở nông sản đi buôn tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh. Người lái tàu cho biết không hiếm ngày tàu xuất phát từ Yên Viên mà không có lấy một hành khách ngoài 5 nhân viên của tổ phụ trách.

Tàu “dân sinh”, tàu “hỗn hợp” hay tàu “chợ” đều là những tên gọi của đoàn tàu chạy tuyến này. nhiều ý kiến cho rằng đây là một trong những chuyến xe lửa đặc biệt nhất trong hệ thống đường sắt việt nam.

Theo ông trung, nhân viên kiểm tu, những toa tàu này được trung quốc hỗ trợ cho việt nam từ những năm 1960, sử dụng đường ray cỡ 1.435 mm - khổ chuẩn quốc tế. trong khi hiện nay ở nước ta, khổ đường ray 1.000 mm chiếm chủ yếu với 83% tổng chiều dài đường sắt cả nước và khổ đường 1.435 mm chỉ chiếm 6,8%. điều này làm hạn chế tốc độ và hiệu quả khai thác vận chuyển của tuyến tàu.

Những năm đầu hoạt động, tàu tuyến Yên Viên - Hạ Long gồm 2 toa hành khách, 4 toa hàng. Gần đây, nó đã giảm xuống chỉ còn một toa hành khách và 2 toa hàng. Toa khách “thỉnh thoảng” lại được tháo ra để tu sửa, do đó, có những ngày đoàn tàu chỉ vẻn vẹn 2 toa hàng hóa nối nhau.

Những ngày thiếu toa, hành khách lại được nhân viên kê ghế hoặc quét dọn sạch sẽ rồi trải chiếu xuống sàn ngồi cho mát. Chỗ nghỉ của nhân viên cũng trở thành hàng ghế để ưu tiên cho những gia đình có con nhỏ.

Ông Nguyễn Bá Vịnh, đội trưởng đội tàu, cho biết đã có khoảng thời gian 4 tháng được giảm tần suất từ 1 chuyến/ngày xuống 1 chuyến/tuần năm 2018.

Tuy nhiên, do nhu cầu của người dân các tỉnh nằm trên tuyến đường sắt, bà con đi chợ sinh sống bằng tàu mấy chục năm, bỏ tàu thì không biết sinh sống bằng gì. Với lại, nông sản từ Bắc Giang, Bắc Ninh chở về Hạ Long làm nguồn cung cấp lớn cho thành phố. Vì vậy, tháng 9/2018 tàu đã quay trở lại với lịch trình cũ là ngày nào cũng có, ông nói.

Phóng viên gặp ông bà bàng và 2 cháu nhỏ đang tay xách nách mang lò dò tìm chỗ ngồi trên chuyến tàu. ông bà cho biết đưa 2 cháu tới nhà người thân ở thành phố hạ long. xưa nay ông bà rất hay đi tàu bởi sự an toàn và không khí cũng thoải mái hơn khi ngồi ôtô. bà thích cảm giác được ngồi duỗi chân trên băng ghế.

Giống như ông bà bàng, trên chuyến tàu này còn có một gia đình với 2 con nhỏ đi du lịch hạ long bằng tàu hoả. trước anh chị cho hai đứa trẻ du lịch sa pa, đi ôtô thì chị say xe, 2 đứa nhỏ lại hay quấy khóc.

Lần này đi tàu thấy chúng nó ngủ ngoan và có vẻ thích thú hơn. Những hành khách đi tàu chủ yếu là các cụ già, gia đình có con nhỏ không đi được ôtô hay những người ở gần ga, chị nói.

Ga cuối Hạ Long cũng là một trong những ga đặc biệt nhất. Ngay tại sân ga, hành khách và người dân có thể hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa. Nơi đây được đánh giá là một trong những ga có cơ sở vật chất hàng đầu của miền Bắc. Ga nằm cạnh quốc lộ 18, thuộc phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh, được đưa vào sử dụng từ tháng 10/2014.

Tàu “chợ”

Năm 1985, bà Phạm Thị Hiên theo những người cùng quê đi tàu từ Uông Bí đến Hạ Long để bán rau. Sáng nào cũng vậy, cứ 10h30 bà có mặt ở ga, khi tàu đến thì bê rau lên đi bán, chiều gần 16h lại về tới nhà. Năm nay bà 66 tuổi, đã có thâm niên hơn 30 năm theo đoàn tàu đi kiếm sống. Chưa khi nào bà nghĩ sẽ bỏ tàu để đi ôtô.

“giá vé ôtô với tàu hỏa bằng nhau, đi ôtô nhanh hơn nhưng không thoải mái bằng đi tàu. tàu thoáng, lại để được nhiều hàng hóa, đi tàu cũng vui hơn nhiều. bà cứ đi tàu chợ như này thôi, đến bao giờ tàu nghỉ thì các bà cũng nghỉ”, bà hiên tâm sự.

Những toa hàng lúc nào cũng đầy ắp, chủ yếu là rau củ, gà, hoa quả theo mùa... Thế nhưng các thương lái vẫn cười và khẳng định: “Chưa đầy lắm đâu. Chưa vào vụ nên như thế này vẫn là thoáng đấy. Đợi khi nào mùa dứa, mùa bòng, mùa vải thì ở đây sẽ ngập hết cả lối đi, nhìn như cái vườn di động luôn”.

Hoa quả sẵn đó, thỉnh thoảng các bà lại lôi một ít ra cùng ăn rồi ngồi kể cho nhau nghe những câu chuyện về công việc của mình, nào là chuyện lấy hàng, chuyện hàng họ tăng giá, đôi lúc là cả chuyện chồng con, gia đình...

Ngày nào những phụ nữ này cũng theo tàu đi bán hàng từ sáng sớm đến tối muộn, thời gian trên tàu còn nhiều hơn ở nhà, vì thế họ thân quen và coi nhau như chị em.

Ga Lan Mẫu là nơi có nhiều bà con lên tàu đi chợ nhất, tập trung nhiều thương lái tiểu thương. Đây là ga thuộc huyện Lục Nam, nơi có nguồn nông sản phong phú, dồi dào của Bắc Giang.

Tháng 7 đang được vụ dưa chuột, rau củ, hàng chục bao tải củ quả được mọi người nhanh chóng chuyển lên tàu qua các ô cửa sổ.

Mỗi tiểu thương giữ cho mình một khoảng cố định trên toa để chất hàng hóa. Phía trên là chiếc võng đã cũ, lúc nào cũng mắc sẵn để nằm nghỉ. Đi chợ nhiều năm, đôi lúc tính cách họ có chút nóng nảy, có khi chỉ là mấy thùng nước vướng chỗ để hàng là cũng sẽ quạu lên vài câu. Nhưng lúc nào họ cũng thật thà, “ruột để ngoài da”, cứ mắng câu trước câu sau lại cười xòa rồi quên luôn.

Khoảng 10h, tàu về đến ga Mạo Khê (Quảng Ninh). Tại đây, các tiểu thương bắt đầu dùng bữa trưa. Bữa trưa của họ lúc nào cũng sớm một chút để đến ga Hạ Long là cứ thế đem hàng xuống bán. Ga Mạo Khê chỉ có duy nhất một hàng cơm, đó là tiệm của bà Thắm.

Từ năm 1986, việc đi lại bằng ôtô chưa thịnh hành, tàu hỏa là phương tiện di chuyển của rất nhiều tiểu thương và hành khách. đó cũng là khoảng thời gian bà thắm bắt đầu bán cơm.

“Ngày trước đông lắm, bán cho mấy người đi chợ và khách du lịch mà có những ngày một mình làm không kịp, phải gọi thêm người nhà ra bán phụ. Bây giờ người ta đi tàu này ít hơn, mỗi buổi bán được 15 suất là nhiều”, bà Thắm vừa xúc cơm vừa nói.

Cũng chính vì có quán của bà Thắm mà đoàn tàu lúc nào cũng dừng lại ở ga này lâu hơn một chút, đủ thời gian để các tiểu thương xuống mua cơm hoặc lấy thêm hàng hóa. Mấy nhân viên cũng tranh thủ bê hàng giúp hoặc ngồi nghỉ uống chén nước chè.

11h45, tàu đến điểm cuối là ga Hạ Long (Quảng Ninh). Do đổ buôn là chính, chợ được mở ngay gần đường ray. Sân ga vì thế mà trở nên nhộn nhịp, người ra người vào. Tiếng gà vịt kêu xen lẫn tiếng mặc cả của các cô. Những toa tàu trở thành kho chứa tiện lợi. Họ cứ vậy mà đem hàng xuống bày bán sao cho kịp vì 14h tàu quay đầu để về Hà Nội.

Tàu về là khoảng thời gian nghỉ ngơi của những tiểu thương, vẫn là những câu chuyện về bán buôn hàng họ nhưng ngày nào cũng mới mẻ và đầy niềm vui. Anh nhân viên vừa thu tiền vé, vừa tán gẫu với các cô vài câu, dặn các cô hôm nào có gà bán ế thì nhớ để phần với giá ưu đãi.

Những toa hàng đã trống được các chị thu dọn và làm vệ sinh gọn gàng trước khi xuống tàu. Người đi tàu chợ lâu nhất cũng khoảng 30-40 năm, ít cũng 15-20 năm. Ngày nào công việc của họ cũng đều đặn như vậy đã thành quen. Càng về tối, các bà các chị xuống dần, tàu càng lúc càng trống và yên ắng hơn, từ từ tiến về Hà Nội.

Những nhân viên trên chuyến tàu đặc biệt

Đội tàu phụ trách tuyến Yên Viên - Hạ Long được chia ra làm 3 tổ, làm việc xen kẽ nhau, cứ một ngày làm, hai ngày nghỉ.

Hôm nay là ca của tàu trưởng đào xuân luyện cùng các thành viên. để kịp giờ tàu chạy, đều đặn 4h sáng, nhân viên phụ trách chuyến có mặt đầy đủ. công việc mỗi ngày của họ bắt đầu từ việc lau chùi, quét dọn.

Hôm nay toa khách nghỉ để bảo dưỡng, tàu chạy với 2 toa hàng hóa, ông Luyện lại cùng anh em trong tổ kê thêm ghế để lấy chỗ ngồi cho khách. Trời chưa hửng sáng, tàu xuất phát từ ga Yên Viên (Hà Nội) mà không có một khách nào.

Tổ nhân viên của ông đào xuân luyện gồm 5 người: trưởng tàu, phó tàu, bảo vệ, nhân viên và kiểm tu. họ là những nhân viên có thâm niên trong nghề, người ít nhất cũng đã chục năm gắn bó với chuyến tàu này. khác với những chuyến tàu khách, tàu chợ không có phòng riêng dành cho nhân viên. những lúc rảnh, họ thường ngồi quanh chiếc bàn gỗ với ấm trà, phích nước. đó vừa là bàn ăn, bàn uống nước chỗ làm việc.

Tàu không có bếp nấu ăn, êkíp phụ trách tàu đặt đồ ăn tại ga, đến bữa là mở ra dùng. Chị Dung (38 tuổi), nhân viên nữ duy nhất trên tàu đảm nhiệm luôn công việc phục vụ anh em. Ngày nào cũng đều đặn: ăn sáng ở ga Kép (Bắc Giang), ăn trưa ở Hạ Long và ăn tối khi đoàn tàu về đến ga Kép.

Các nhân viên trên tàu và tiểu thương ngày nào cũng gặp mặt, vì thế mà thành quen. Ga Lan Mẫu (Bắc Giang) là nơi đông người chạy chợ nhất. Tàu dừng, các nhân viên trong tổ tất bật chạy xuống bê hàng giúp để cho kịp giờ.

Vừa đặt chân xuống sân ga, ông Luyện liền đỡ hàng giúp mọi người, không quên cười và hỏi: “Thế hôm nay bán mấy tạ cà đây, nhiều hàng thế thì mấy mà giàu nhỉ”. Đáp lại là những tiếng cười giòn giã của các chị em tiểu thương: “Lúc nào giàu rồi em trả bác tiền công bốc hàng nhé”.

Mỗi người một vị trí riêng. Vì tàu nhỏ nên ngoài những lúc làm nhiệm vụ của mình, họ lại cùng nhau sinh hoạt trên tàu, dọn dẹp hoặc ngồi trò chuyện cùng hành khách và tiểu thương.

Đội tàu chia làm 3 tổ thay nhau làm việc nên một tháng tính ra các anh chị chỉ đi làm 10 ngày công. Phần thời gian còn lại, họ lại tranh thủ làm thêm việc bên ngoài. Chị Dung và chồng cùng làm trong ngành đường sắt. Hai vợ chồng luôn sắp xếp lịch làm không trùng nhau để có người ở nhà trông 2 con nhỏ. Ngoài những ngày đi theo tàu, chị và chồng lại đăng ký làm thêm tại một xưởng sản xuất nhỏ, tạo thêm thu nhập cho gia đình.

NguồnZing News

Link bàigốc

https://zingnews.vn/7-gio-tren-chuyen-xe-lua-vang-khach-nhat-ca-nuoc-post971404.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/7-tieng-tren-chuyen-tau-hoa-vang-khach-nhat-ca-nuoc-73327.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY