Kinh tế xã hội hôm nay

7 triệu người Ch?t sớm do ô nhiễm không khí, làm những việc đơn giản này để hạn chế ô nhiễm

Mỗi năm trên toàn thế giới, có khoảng 7 triệu người Ch?t sớm do ô nhiễm không khí, trong đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có gần 4 triệu người.

Theo ông Nguyễn Văn Tài - Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), được lựa chọn làm Chủ đề cho Ngày Môi trường thế giới (ngày 5/6/2019) nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia, cộng đồng và xã hội cùng hành động để cải thiện chất lượng môi trường không khí ở tất cả các thành phố và khu vực trên toàn thế giới.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm trên toàn thế giới, có khoảng 7 triệu sớm do ô nhiễm không khí, trong đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có gần 4 triệu người. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tăng trưởng kinh tế với khoảng 92% người dân trên toàn thế giới không được hít thở không khí sạch, gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 5 nghìn tỷ đô la mỗi năm. Ô nhiễm ô zôn trên mặt đất dự kiến sẽ làm giảm 26% năng suất cây trồng chủ lực vào năm 2030. Ô nhiễm không khí đã và đang là một thách thức lớn đối với cộng đồng và toàn xã hội.

Tại Việt Nam, đánh giá theo chỉ số chất lượng (AQI) thời gian qua cho thấy, phần lớn thời gian, chất lượng tại các khu vực có trạm đo ở mức tốt và trung bình. Một số trạm đo tại khu vực Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu, Minh Khai của TP. Hà Nội có chất lượng kém hơn. Đây là những khu vực có mật độ phương tiện giao thông cao, cộng với các công trình xây dựng, nâng cấp hạ tầng đô thị đang diễn ra làm phát sinh một lượng bụi lớn vào môi trường.

Ô nhiễm không khí gây nhiều bệnh tật cho con người. Ảnh minh họa.

Kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số thành phố lớn trong những năm gần đây cho thấy chất lượng không khí đã được cải thiện. Các thông số môi trường trong không khí (như NOx, SOx, CO...) có giá trị khá thấp, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng không khí xung quanh (theo QCVN 05:2013/BTNMT) và không có nhiều biến động so với những năm trước. Tuy vậy, nồng độ bụi cục bộ tại một số khu vực trong một số đô thị, đặc biệt, tại các khu vực đô thị lớn có giá trị vượt QCVN…

Tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở khu vực miền Bắc, ô nhiễm bụi vào thời gian mùa đông và đầu xuân tăng cao hơn những mùa khác trong năm. Đây cũng là hiện tượng thường gặp trong nhiều năm qua và có tính quy luật, ô nhiễm bụi mịn tăng cao vào thời gian tháng 12, tháng 1 - 2 và có thể kéo dài sang tháng 3 năm sau.

Để hạn chế, kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí; Bộ TN&MT cùng các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức phi Chính phủ triển khai các hoạt động cụ thể nhằm ngăn ngừa tình trạng gia tăng ô nhiễm...

Hưởng ứng Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm nay, có rất nhiều điều mà mỗi chúng ta có thể làm để góp phần hạn chế ô nhiễm không khí: từ đạp xe hoặc đi bộ đến làm việc và trở lại, tái chế rác không hữu cơ của bạn, trồng cây, cải thiện không gian xanh trong môi trường sống của bạn.

Hoặc hãy tắt đèn và thiết bị điện tử không sử dụng, sử dụng các thiết bị ít phát thải; không bao giờ đốt rác, chất thải nông nghiệp sau thu hoạch nhằm góp phần trực tiếp vào giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm không khí, chung tay cải thiện chất lượng không khí.

Lê Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/7-trieu-nguoi-chet-som-do-o-nhiem-khong-khi-lam-nhung-viec-don-gian-nay-de-han-che-o-nhiem-n158166.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY