Thận , Tiết niệu hôm nay

Suy thận mãn phải hạn chế ăn đạm, kali và gia vị

Bệnh nhân suy thận mãn nên ăn nhạt, đặc biệt khi có phù, cao huyết áp, suy tim.
Tùy theo mức độ suy thận của bệnh nhân mà hạn chế đạm, trung bình khoảng 0,6g chất đạm/ kg cân nặng/ ngày.

Lượng đạm này nên được chia nhỏ thành 4 - 5 bữa ăn trong ngày và phải tính cả đạm động vật lẫn thực vật.

Nên chọn loại đạm có giá trị sinh học cao, cung cấp đủ và cân đối 8 axit amin thiết yếu cho cơ thể như: trứng, sữa, thịt bò, thịt heo nạc.

Bệnh nhân suy thận có thể áp dụng chế độ ăn chay có trứng và sữa.

Khi thận bị suy không loại bỏ được lượng nước dư thừa gây giữ nước trong cơ thể. Nhưng riêng trường hợp bệnh nhân bị sốt, tiêu chảy hoặc nôn ói, cần cung cấp nhiều nước hơn.

Khi bị sốt, có thể cho bệnh nhân uống thêm 100ml nước mỗi khi cơ thể tăng thêm 1oC ngoài nhiệt độ nền là 37oC.

Ngược lại, trường hợp bệnh nhân bị phù nhiều, lượng nước uống phải ít hơn, chỉ nên uống khoảng 2/3 lượng nêu trên... Bệnh nhân suy thận mãn nên ăn nhạt, đặc biệt khi có phù, cao huyết áp, suy tim.

Muối chỉ cần từ 1 - 2g/ngày (khoảng 1/3 thìa cà phê muối), không ăn nhiều bột ngọt, bột canh, gia vị vì tất cả các loại này đều chứa nhiều natri.

Người suy thận mãn phải tránh ăn thức ăn chứa nhiều kali, đặc biệt là các loại trái cây như lựu, mít, cam, chanh, bưởi, chuối, đào, nho, dâu, dừa, cam và nước cam ép, các loại dưa, quả mơ, kiwi... Các loại hạt trái khô như nhãn khô, vải khô, hạt điều, hạt dẻ, hạt đậu phụng, chocolate, cà phê... Đặc biệt là các loại rau dền, rau muống, rau mồng tơi, nấm, củ cải trắng, đậu cove, su hào, khoai tây, cà chua, khoai lang cũng chứa nhiều kali.

Nếu muốn sử dụng, nên cắt nhỏ ngâm nước rồi đem luộc từ 2 - 3 lần mới ăn, đồng thời bỏ nước luộc rau chỉ lấy xác.

Có thể sử dụng các loại ít kali như rau quả họ bầu bí, mướp, súp-lơ, bông cải xanh. Còn trái cây ít kali gồm lê, quýt, vú sữa, dưa hấu, táo và nước táo ép, nước quất ép, mía, mận, dứa.

Hàm lượng kali tối đa mà bệnh nhân suy thận mãn cần là 1.500 - 2.000mg/ngày... Mangyte.vn
ThS.KS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
- BV Chợ Rẫy
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-suy-than-man-phai-han-che-an-dam-kali-va-gia-vi-1938.html)
Từ khóa: suy thận mãn

Tin cùng nội dung

  • Những người bị suy thận cần có những chế độ ăn uống kiêng khem thích hợp để hạn chế những nguy hiểm do bệnh gây ra.
  • Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do áp lực trong cuộc sống và công việc khiến cho sức đề kháng bị giảm xuống.
  • Hai quả thận người có khoảng 1 triệu đơn vị thận. Người ta có thể mất 50% số đơn vị thận mà vẫn sống bình thường.
  • Năm 2009, Việt Nam có khoảng 5,4 triệu bệnh nhân thận mãn tính trong đó ở giai đoạn cuối khoảng 72.000 người. Tỉ lệ mới mắc khoảng 10.000 người hằng năm.
  • Những cơn đau quặn thận và nước tiểu đỏ khiến bạn lo lắng mình sắp bị suy thận.
  • Có nhiều nguyên nhân gây suy thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi thận,... và có tới 10% bệnh nhân bị suy thận là do viêm cầu thận.
  • Em mắc bệnh viêm cầu thận và hội chứng thận hư từ năm 2006, và đến nay bệnh lại tái phát lại.
  • Tôi từng bị bệnh viêm bể thận nhưng đã điều trị khỏi, gần đây tôi bị viêm đường tiểu, mắt thầm quầng và thiếu máu. Có phải đây là triệu chứng của suy thận mãn? (Hân).
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Ngày Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu những món ăn truyền thống. Để những món ăn có được những hương vị đặc trưng thì nhất thiết phải cần đến các loại gia vị. Đầu xuân mới xin có đôi điều tản mạn về gia vị, đặc biệt về công hiệu trị bệnh thật tuyệt vời của chúng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY