Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

8 đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã rà soát điều kiện hành chính, tổ chức để các Hội đồng khoa học ngành đánh giá hồ sơ. Theo đó, các Hội đồng khoa học đã đề cử 8 hồ sơ (bao gồm 5 Giải thưởng chính và 3 Giải thưởng trẻ) để tiếp tục đánh giá, xét chọn tại Hội đồng Giải thưởng.

Theo thông tin từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Quỹ đã thông báo tiếp nhận hồ sơ đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 và nhận được 48 hồ sơ đề cử/ứng cử cho Giải thưởng. Quỹ đã rà soát điều kiện hành chính, tổ chức để các Hội đồng khoa học ngành đánh giá hồ sơ. Các Hội đồng khoa học đã đề cử 8 hồ sơ (bao gồm 5 Giải thưởng chính và 3 Giải thưởng trẻ) để tiếp tục đánh giá, xét chọn tại Hội đồng Giải thưởng.

Theo đó, danh sách đề cử 5 Giải thưởng chính gồm PGS.TS Phạm Tiến Sơn (Trường đại học Đà Lạt) - lĩnh vực Toán học; PGS.TS Nguyễn Quang Hưng (Trường đại học Duy Tân) - lĩnh vực Vật lý; TS Trần Mạnh Trí (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) - lĩnh vực Hóa học; PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan (Đại học Y Dược TP.HCM) - lĩnh vực Khoa học Y Dược; TS Nguyễn Thạch Tùng (Trường đại học Dược Hà Nội) - lĩnh vực Khoa học Y Dược.

3 đề cử của Giải thưởng trẻ gồm TS Võ Hoàng Hưng (Trường đại chọ Sài Gòn) - lĩnh vực Toán học; TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu (Trường đại học Tôn Đức Thắng) - lĩnh vực Vật lý; TS Hoàng Thanh Tùng (Viện Nghiên cứu Khoa học Tây nguyên - Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam) - lĩnh vực Khoa học nông nghiệp.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ KH-CN được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

Hằng năm, các nhà khoa học với các công trình khoa học xuất sắc được tổ chức, cá nhân đề cử, hoặc tự đăng ký ứng cử, xét tặng Giải thưởng. Các hồ sơ được đánh giá thông qua Hội đồng khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và Hội đồng Giải thưởng (bao gồm Chủ tịch các Hội đồng khoa học và các nhà khoa học có uy tín quốc tế như: GS.TS. Pierre Darriulat, GS.TS. Ngô Bảo Châu, GS.TS. Trịnh Xuân Thuận, GS.TS. Vũ Hà Văn, PGS.TS. Đoàn An Hải, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên, GS.TS. Đàm Thanh Sơn).

Tính đến hết năm 2019, qua 6 đợt xét thưởng, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã được trao cho 17 nhà khoa học ở các trường đại học và viện nghiên cứu, thuộc đầy đủ các ngành, lĩnh vực trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật (Toán học, Khoa học thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Khoa học nông nghiệp, Khoa học y dược, Cơ học kỹ thuật), với 14 Giải thưởng chính và 3 Giải thưởng trẻ.

Năm nay, Hội đồng Giải thưởng dự kiến sẽ họp đánh giá hồ sơ vào tháng 4.2020. Lễ trao Giải thưởng dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5.2020, nhân dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18.5.

Thu Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/8-de-cu-giai-thuong-ta-quang-buu-nam-2020-133751.html)

Tin cùng nội dung

  • Để nuôi dưỡng da mặt, nên đắp dưa leo tươi vì giúp da mịn màng nhờ có chất “dung môi sinh vật” đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, làm giãn mao mạch trong da khiến cho tuần hoàn máu thuận lợi
  • Nước ngọt có gas là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều, thường xuyên và trong một thời gian dài thì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển và sức khỏe.
  • Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người hay bị đau bụng đi ngoài hoặc có vấn đề về đường ruột.
  • Cải xoong là một trong những loại rau xanh lâu đời nhất mà con người sửdụng, và nó có rất nhiều lợi ích, công dụng.
  • Nhiều người thường cho rằng các món ăn từ đậu nành sẽ khiến quý ông giảm ham muốn, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Vậy thông tin này có chính xác?
  • Mới đây, một nhà khoa học người Mỹ Dan Buettner đã nghiên cứu và chỉ ra 12 thói quen ăn uống giúp bạn sống lâu hơn.
  • Cấu tạo cơ thể con người với hơn 70% là nước, nên các tế bào cũng chịu một lực hút của mặt trăng trong những ngày này nhiều hơn, thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động của hệ thống tuần hoàn bị thay đổi.
  • Mỗi ngày được ăn bao nhiêu thịt? Đó là câu hỏi rất nhiều bà nội trợ đặt ra để chăm sóc dinh dưỡng cho gia đình, sao cho khẩu phần ăn gây ít hệ lụy nhất cho sức khỏe.
  • Nếu bạn đang giữ thói quen nấu củ cải trắng cùng cà rốt hay ăn chung thịt bò và tôm thì hãy bỏ ngay đi nhé, chúng không tốt chút nào đâu.
  • Có lẽ đây là tình trạng xảy ra với rất nhiều người và cũng vô vàn lời thắc mắc tại sao. Liệu tình trạng này là bình thường hay bất thường, liệu có phải bạn đang mắc một căn bệnh hay một rối loạn nào đó? Hãy đọc những luận điểm sau đây và tự tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY