Dinh dưỡng hôm nay

Điều cần biết khi ăn sữa chua

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người hay bị đau bụng đi ngoài hoặc có vấn đề về đường ruột.
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người hay bị đau bụng đi ngoài hoặc có vấn đề về đường ruột.

Cũng giống như các loại thực phẩm khác khi ăn hay uống quá nhiều sữa chua cũng sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu. Các chuyên gia khuyến cáo, người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250g sữa chua là hợp lí (tương đương 1 – 2 hộp) rồi bạn nhé.

Có một số người đặc biệt thích ăn sữa chua, cứ sau bữa ăn là ăn rất nhiều, như vậy có thể làm tăng cân.

Bởi vì sữa chua bản thân nó có chứa một nhiệt lượng nhất định, sau khi ăn cơm rồi lại ăn sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng thể trọng. Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.

Không ăn sữa chua lúc bụng đói, đó là lúc độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua.

Để tránh tác hại này, trước khi ăn sữa chua, ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày (có nhiều cách như: ăn 1 quả chuối chín hoặc vài miếng đu đủ chín hoặc 1 quả dưa chuột hoặc vài cái bánh quy mặn… rồi uống 1 cốc nước nhỏ 50ml), sau đó mới ăn sữa chua.

Ăn quá nhiều sữa chua khiến axit dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày

Không nên làm nóng sữa chua, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết ch*t.

Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp.

Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh.

Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: sữa chua tốt hơn cả sữa tươi. Bởi ngoài những giá trị dinh dưỡng có thể đem lại, sữa chua còn có khả năng giúp tăng cường sức khỏe cơ thể…

Các chuyên gia dinh dưỡng khác cũng khẳng định: protein trong sữa chua giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày; canxi và sắt giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu hồng cầu; vitamin A có thể ngăn ngừa ung thư; lactat ngăn chặn táo bón và ức chế vi khuẩn có hại; pepton và peptid có tác dụng kích thích chức năng gan. Vì vậy, sữa chua là sản phẩm thay thế hoàn hảo hơn.

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người hay bị đau bụng đi ngoài hoặc có vấn đề về đường ruột. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tụy cũng không nên ăn bởi sữa chua chứa nhiều đường sẽ khiến bệnh tình ngày càng nặng thêm.

Sữa chua là thực phẩm thực sự tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, những người thường xuyên uống rượu, dùng Thu*c kháng sinh….

Thu Nguyễn (Tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dieu-can-biet-khi-an-sua-chua-11284.html)

Tin cùng nội dung

  • Thịt dê là loại thực phẩm thuộc hàng đặc sản, vốn được coi là cứu cánh cho bản lĩnh phòng the của quý ông. Tuy vậy ăn thịt dê cần lưu ý một số điều cấm kỵ kẻo lợi bất cập hại.
  • ở tuổi mãn kinh, hàm lượng oestrogen trong cơ thể phụ nữ giảm mạnh, kéo theo nhiều hệ lụy như loãng xương, cơn bốc hỏa, khô rát *m đ*o... M
  • Nhiều người thường chan canh vào cơm hoặc vừa ăn vừa uống. Các chuyên gia khuyến cáo, đây là thói quen xấu, cần phải loại bỏ ngay.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp hay bệnh mạch vành cần thận trọng khi dùng bánh nướng, bánh dẻo.
  • Thủy hải sản là món ăn ngon, giàu đạm, dễ tiêu, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm như giun sán, dị ứng và ngộ độc.
  • Ăn quá nhiều vào bữa sáng làm cơ thể buồn ngủ và lười hoạt động. Ăn thức ăn với nước trái cây hoặc nước sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Tôi rất thích ăn cua biển nhưng không hiểu sao lần nào ăn cũng bị đau bụng. Có phải tôi bị dị ứng với cua không?
  • Từ nhỏ đến lớn em vẫn ăn được thịt gà và hải sản, nhưng khoảng 3 tháng nay em lại bị ngứa khi ăn hai thứ này.
  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.