Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

8 hiểu lầm về giấc ngủ gây hại sức khỏe, số 3 hầu như ai cũng mắc

Con người dành tới 1/3 cuộc đời để ngủ. Vì vậy giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong sức khoẻ của con người. Đâu là hiểu lầm về giấc ngủ gây hại cho sức khoẻ mọi người thường gặp?

Thực chất, giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với hạnh phúc, tâm trạng cũng như sức khỏe của con người. Nếu ngủ không ngon giấc vào ban đêm, đây là nguyên nhân dễ khiến bạn cáu gắt, khó chịu vào buổi sáng.

Trong thời gian ngắn, giấc ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, học tập. Tuy nhiên, đối với những trường hợp thiếu ngủ mãn tính thì có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như: làm tăng nguy cơ đau tim và Tu vong sớm của một người.

Do đó, các nhà khoa học cho biết rằng giấc ngủ cần được ngủ đủ, ngủ đúng cách và tránh những sai lầm về giấc ngủ gây hại cho sức khỏe có thể kể đến như sau:

1. Người trưởng thành chỉ cần ngủ 5 giờ hoặc ít hơn

Người trưởng thành vẫn cần ngủ đủ giấc và ngủ đủ giấc là ngủ đủ từ 7 đến 8 giờ/ngày. Điều này cho biết rằng, ngủ 5 giờ/ngày đối với nhiều người lầm tưởng về giấc ngủ ở người trưởng thành là hoàn toàn sai lầm.

Các nhà nghiên cứu đưa ra đánh giá rằng, ngủ 5 giờ hoặc ít hơn trong 1 ngày là nguyên nhân gây hại cho sức khoẻ. Thói quen thiếu ngủ còn làm ảnh hưởng rộng đến sức khỏe cụ thể như:

- Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến tim của bạn, đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và đau tim.

- Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như làm giảm chức năng nhận thức và tăng nguy cơ trầm cảm.

- Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cũng tăng lên.

Tiến sĩ Steven H. Feinsilver , Giám đốc Trung tâm Y học Giấc ngủ tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết rằng: "Có thể có sự thay đổi về lượng giấc ngủ mà một cá nhân cần… nhưng tôi không biết rằng ở một cá nhân, bạn có thể thay đổi điều đó rất nhiều. Tôi nghĩ rằng bạn có thể quen với việc ngủ ít hơn, nhưng bạn sẽ quen với việc khổ sở ".

Người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng/ngày - Ảnh Internet

2. Xem tivi là một cách tốt để thư giãn trước khi đi ngủ

Thực tế hiện nay không ít gia đình, người trẻ cho rằng xem ti vi trước khi đi ngủ là một cách để thư giãn. Tuy nhiên, xem các chương trình ti vi trước khi đi ngủ là điều không nên.

Ngay cả sử dụng điện thoại, máy tính hoặc các thiết bị điện tử cá nhân khác cũng không phải ý kiến hay khi bạn chuẩn bị đi ngủ.

Các nhà nghiên cứu đang tập trung vào ánh sáng xanh do màn hình các thiết bị điện tử phát ra, làm hưởng hưởng đến giấc ngủ và các kết quả tiêu cực liên quan đến sức khỏe giấc ngủ.

3. Chỉ cần ngủ đủ giấc, ngủ lúc nào cũng được

Nhiều người cho rằng chỉ cần ngủ trong ngày đủ từ 7 đến 9 giờ thì vẫn được coi là ngủ đủ giấc dù ngủ ở giờ nào. Tuy nhiên, cơ thể con người có xu hướng tuân theo một nhịp điệu thức dậy và ngủ tự nhiên hòa hợp với mặt trời mọc và lặn là có lý do.

Có nhiều vấn đề trong gia đình, công việc, cuộc sống có thể làm thay đổi giờ ngủ của bạn. Dù đây không phải vấn đề lớn nhưng nếu để lịch trình ngủ thay đổi trong thời gian dài sẽ không có lợi cho sức khoẻ.

Các tác giả nghiên cứu cho biết: Những người làm công việc ca đêm thường gặp phải tình trạng mất đồng bộ nhịp sinh học và chất lượng giấc ngủ thấp hơn. Họ cũng có nguy cơ cao hơn đối với các kết quả sức khỏe bao gồm trầm cảm và tiểu đường.

Sai lầm khi cho rằng chỉ cần ngủ đủ giấc, không quan trọng thời gian ngủ vào lúc nào - Ảnh Internet

4. Nằm trên giường nhắm mắt cũng tốt như ngủ

Bạn có thể cảm thấy như đang được nghỉ ngơi đầy đủ khi nằm trên giường, ngay cả khi bạn không thể ngủ được, nhưng các nhà nghiên cứu đánh giá lầm tưởng này là sai lầm lớn cũng như có khả năng gây hại.

Mọi thứ từ não đến tim đến phổi của bạn đều hoạt động khác khi ngủ so với khi thức. Nếu bạn biết mình đang thức, phần còn lại của cơ thể cũng vậy.

Các tác giả viết: "Một người đang ngủ hoặc đang thức mà ít bị trùng lặp. Bằng chứng hiện có cho thấy hoạt động nhận thức khi một người đang ngủ khác hẳn với hoạt động nhận thức khi nhắm mắt".

5. Có thể ngủ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu là dấu hiệu của một hệ thống giấc ngủ khỏe mạnh

Robbins nói rằng: "Một người ngủ khỏe mạnh thực sự mất vài phút để đi vào giấc ngủ. Chúng tôi thấy rằng nếu mọi người chìm vào giấc ngủ ngay lập tức… đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ ngủ không đủ giấc". Điều này cho biết rằng, có thể ngủ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu không phải dấu hiệu của một hệ thống giấc ngủ khỏe mạnh.

Thậm chí, Feinsilver còn cho rằng đây là tình trạng nguy hiểm vì nó làm giảm thiểu ý tưởng ngủ quá nhiều vào ban ngày và có hại cho bạn hoặc dấu hiệu cảnh báo vấn đề gì đó về sức khỏe không ổn.

6. Uống rượu trước khi ngủ có tác dụng cải thiện giấc ngủ

Trên thực tế, uống rượu trước khi đi ngủ không có tác dụng cải thiện giấc ngủ như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí, uống rượu trước khi đi ngủ còn có thể khiến bạn khó chịu, mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau.

Feinsilver cho biết rằng, uống rượu trước khi đi ngủ không chỉ sai mà còn khá nguy hiểm. Uống rượu trước khi đi ngủ thật sự gây ảnh hưởng khủng khiếp tới giấc ngủ hơn nhiều người vẫn nghĩ.

Hơn thế nữa, uống rượu trước khi đi ngủ còn có thể là nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở khi ngủ hoặc khiến chứng ngưng thở khi ngủ trở nên tồi tệ hơn.

Ngủ ít khiến cơ thể khó tỉnh táo - Ảnh Internet

7. Bộ não và cơ thể của bạn có thể học cách hoạt động tốt khi ngủ ít hơn

Để tỉnh táo do không ngủ đủ giấc, bạn có thể sử dụng một cốc cà phê giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, sử dụng cà phê để ép não bộ hoạt động khi cơ thể không đủ tỉnh táo, không ngủ đủ giấc sẽ gây hại cho sức khoẻ.

Robbins nói: "Tất cả các bằng chứng cho thấy, việc ngủ không đủ giấc kinh niên, từ năm sáu giờ trở xuống, có liên quan đến một loạt các hậu quả bất lợi tới sức khoẻ".

8. Ngáy to hầu như vô hại

Nhiều người lầm tưởng rằng ngáy là vô hại. Tuy nhiên, ngáy lớn thực sự là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ, một chứng rối loạn mà một người thực sự có thể ngừng thở khi đang ngủ.

Ngáy to mãn tính có thể chỉ ra rằng đường thở đang bị tắc nghẽn vào ban đêm. Nhưng không phải tất cả ngáy đều là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, nếu bạn ngáy to và bạn bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày, những triệu chứng đó kết hợp với nhau có thể là bạn đã mắc chứng bệnh này.

Những người có các tình trạng sức khỏe khác bao gồm thừa cân hoặc béo phì, huyết áp cao hoặc hút Thu*c làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ.

Kết luận

Trong một công bố mới, các nhà nghiên cứu nói rằng những quan niệm sai lầm phổ biến về giấc ngủ có thể dẫn đến những hành vi ngủ không lành mạnh. Để chống lại những lầm tưởng về giấc ngủ này, họ đã vạch ra những lầm tưởng về giấc ngủ gây hại sức khoẻ.

Chất lượng giấc ngủ có liên quan đến cả kết quả sức khỏe một cách tích cực và tiêu cực. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng bằng cách lật tẩy những lầm tưởng về giấc ngủ này, các cá nhân sẽ hiểu rõ hơn về giấc ngủ và cải thiện hành vi khi ngủ, từ đó cũng cải thiện sức khỏe của bản thân.

Tiến sĩ. Rebecca Robbins nói, "Chúng tôi tin rằng những lầm tưởng này là một trong những lý do khiến dân số chưa mặn mà với ý tưởng ưu tiên giấc ngủ".

Để bảo vệ sức khoẻ, hãy nhớ ngủ đủ giấc và tránh những lầm tưởng về giấc ngủ ở trên.

Theo PNVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/8-hieu-lam-ve-giac-ngu-gay-hai-suc-khoe-so-3-hau-nhu-ai-cung-mac-20210825172340732.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Chủ đề liên quan:

sống khỏe

Tin cùng nội dung

  • Không bao giờ quá muộn khi bạn tìm cách thay đổi cuộc sống để tăng thêm cơ hội sống tốt và sống khỏe.
  • Cuộc sống hiện đại càng cần chú trọng vận động thường xuyên. Đi bộ là một trong những cách tập (vận động) đơn giản nhất...
  • Mẹo làm đẹp xin giới thiệu cùng các bạn 6 phép dưỡng sinh của người Nhật để bạn tham khảo cho mình những bí quyết để có thể sống khỏe, trẻ lâu.
  • Một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
  • SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY