Dinh dưỡng hôm nay

Acid uric máu cao, nên ăn gì?

Có thể nói, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric. Khi lượng acid uric trong máu tăng cao thì sẽ lắng đọng ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể,

Có thể nói, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric. Khi lượng trong máu tăng cao thì sẽ lắng đọng ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể, đặc biệt là ở khớp mà gây ra bệnh gút. Bởi vậy, một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống trong máu tăng cao là nên chọn dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường đào thải qua đường tiết niệu. Bài viết sau xin giới thiệu với độc giả một số thực phẩm thông dụng.

Cà tím tốt cho người bệnh gút

Ngoài ra, người có acid uric máu cao cũng nên trọng dụng các thực phẩm khác như cà rốt, cà chua, măng, mướp, dưa gang, cải trắng, mã thầy, hành tây, mía, chuối, cam, quýt, đào, hạnh đào, mơ, hạt dẻ...Tăng lượng nước uống để kích thích thải acid uric ra ngoài. Nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), thịt lợn, thịt dê, thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng, thịt hun khói, chim cút, cá chép, cá chạch, cá thờn bơn, cá hồi, lươn, nghêu, sò, cua, rau chân vịt, rau câu, đậu hà lan, nấm, biển đậu... và không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như nước trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt... Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột, mỗi ngày ăn 1,5kg chia 3 - 4 bữa; nếu ăn rau xanh, mỗi ngày 1,5kg chia nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộm.

ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/acid-uric-mau-cao-nen-an-gi-n39661.html)
Từ khóa: acid uric

Chủ đề liên quan:

acid uric

Tin cùng nội dung

  • Thận trọng bệnh nhân suy thận nặng, có tiền sử xơ vữa động mạch và hoặc nhồi máu cơ tim hoặc suy tim sung huyết, có thay đổi chức năng tuyến giáp.
  • Tăng acid uric máu trong cộng đồng khá phổ biến. Nếu cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng acid uric ở người Việt Nam ước tính chỉ 1 - 2% thì hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên nhiều.
  • Acid uric là một sản phẩm từ quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể. Đối với hầu hết mọi người, acid uric có lợi vì nó hoạt động như một chất chống ôxy hoá và duy trì sức khoẻ của mạch máu.
  • Một nghiên cứu mới cho thấy, nồng độ acid uric cao ở trẻ có thể liên quan với tăng nguy cơ bị cao huyết áp khi lớn.
  • Thừa acid uric trong cơ thể có thể gây nên bệnh gút và việc điều trị Thuốc đều có những tác dụng phụ nhất định.
  • Nói đến tăng acid uric máu là người ta nghĩ ngay đến một loại bệnh hết sức phổ biến ở nam giới: bệnh gout.
  • Các trường hợp xét nghiệm máu mà có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện bệnh gút trên lâm sàng, bạn nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để có được tư vấn thích hợp
  • Chỉ coi là có bệnh gút khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác.
  • Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa các nhân purin dẫn đến tăng acid uric máu. Có nhiều nguyên nhân làm tăng acid uric máu. Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập đến nguyên nhân có thể gặp gây tăng acid uric máu là do sử dụng một số Thuốc gây giảm bài tiết acid uric qua thận như dùng aspirin,
  • Tăng acid uric máu trong cộng đồng khá phổ biến. Ngoài bệnh gút, chứng tăng acid uric máu còn thấy ở một số bệnh khác mà đa số gặp ở người cao tuổi (NCT).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY