Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Amber Heard - vợ cũ của tài tử Johnny Depp bị mắc cùng lúc 2 chứng rối loạn nhân cách: Phụ nữ có những dấu hiệu này nên đi khám gấp

Shannon Curry làm chứng trong phiên tòa xét xử nói rằng vợ cũ của Johnny Depp đã thể hiện bài thuyết trình quá kịch tính. Điều này có được là do cô sở hữu 2 chứng rối loạn nhân cách đáng sợ, phụ nữ hiện đại càng nên coi chừng.

Mới đây, theo the guardian, shannon curry, một chuyên gia về bạo hành t*nh d*c được gọi đến phiên tòa của 2 vợ chồng amber heard và johnny depp. vị chuyên gia này tiết lộ, amber heard được chẩn đoán 2 chứng bệnh tâm thần. đó là chứng rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách kịch tính.

Nhân chứng của depp, shannon curry, nói rằng chẩn đoán này đến từ việc kiểm tra các đánh giá tâm lý của amber heard trước đó. cụ thể, amber heard được kiểm tra trực tiếp 2 lần, tham gia vào bài kiểm tra kiểm kê tính cách đa pha (mmpi) của minnesota, một tòa án ở alexandria, virginia, cũng là nơi xét xử vào ngày hôm qua.

Chuyên gia Shannon Curry nhận định, vợ cũ của tài tử Johnny Depp thể hiện một "phản ứng", "trình bày quá kịch tính" và sử dụng các từ như "kỳ diệu" và "tuyệt vời" khi nghe cô mô tả về những việc đã xảy ra. Nữ diễn viên này còn phân vân giữa việc mình là "công chúa" hay "nạn nhân"... Vậy thực sự đây là 2 chứng bệnh tâm thần nguy hiểm thế nào?

1. Rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách kịch tính là gì?

Theo Mayo Clinic, rối loạn nhân cách ranh giới là một rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận về bản thân và những người khác, gây ra các vấn đề hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Nó bao gồm các vấn đề về hình ảnh bản thân, khó quản lý cảm xúc và hành vi, mô hình mối quan hệ với mọi người đều không ổn định.

Với chứng rối loạn nhân cách ranh giới, bạn có một nỗi sợ hãi tột độ bị bỏ rơi hoặc bất ổn. bạn có thể khó chịu đựng được việc ở một mình.

Tuy nhiên, sự tức giận không phù hợp, sự bốc đồng và thay đổi tâm trạng thường xuyên có thể đẩy người khác ra xa dù bạn muốn có một mối quan hệ yêu thương và lâu dài.

Trong khi đó, theo Cleverland Clinic, rối loạn nhân cách kịch tính để chỉ những người có cảm xúc mãnh liệt, không ổn định và hình ảnh bản thân bị bóp méo.

Lòng tự trọng của họ phụ thuộc vào sự tán thành của người khác và không xuất phát từ cảm giác thực sự về giá trị bản thân.

Họ có mong muốn được chú ý quá mức, thường cư xử một cách đột ngột hoặc không phù hợp để được chú ý. Rối loạn nhân cách kịch tính đặc biệt phổ biến ở nữ hơn nam.

2. Triệu chứng, dấu hiệu của rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách kịch tính

Rối loạn nhân cách ranh giới ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về bản thân, cách bạn quan hệ với người khác và cách bạn cư xử. Các dấu hiệu, triệu chứng có thể bao gồm:

- Nỗi sợ hãi tột độ bị bỏ rơi, thậm chí phải dùng đến những biện pháp cực đoan để tránh bị chia cắt, bị từ chối dù là trong thực tế hay chỉ trong tưởng tượng.

- Lý tưởng hóa một người trong chốc lát, rồi đột nhiên tin người đó không đủ quan tâm, thậm chí tàn nhẫn với mình.

- Thường xuyên thay đổi nhanh chóng về nhận dạng bản thân và hình ảnh bản thân.

- Thường xuyên hoang tưởng trong sự căng thẳng, mất liên hệ với thực tế. Tình trạng có thể kéo dài vài phút đến vài giờ.

- Có hành vi bốc đồng và mạo hiểm, chẳng hạn như cờ bạc, lái xe liều lĩnh, quan hệ T*nh d*c không an toàn, tiêu xài hoang phí, ăn uống vô độ, lạm dụng M* t*y. Hoặc phá hoại thành công bằng cách đột ngột từ bỏ một công việc đang tốt đẹp, kết thúc một mối quan hệ đang có diễn tiến tích cực.

- Có hành vi đe dọa người khác hoặc tự sát, tự làm tổn thương bản thân.

- Thay đổi tâm trạng kéo dài vài giờ đến vài ngày, bao gồm hạnh phúc dữ dội, cáu kỉnh, xấu hổ hoặc lo lắng.

- Thường xuyên thấy trống rỗng.

- Tức giận dữ dội, thường xuyên mất bình tĩnh, mỉa mai hoặc cay đắng, hoặc bạo hành về thể xác.

Rối loạn nhân cách kịch tính thường có các triệu chứng, dấu hiệu:

- Hay tỏ sự khó chịu trừ khi mình là trung tâm của sự chú ý.

- Ăn mặc khêu gợi hoặc thể hiện hành vi quyến rũ, tán tỉnh không phù hợp.

- Thay đổi cảm xúc nhanh chóng.

- Hay có thái độ giống diễn kịch: cảm xúc và biểu cảm cường điệu nhưng dường như thiếu sự chân thành.

- Quá quan tâm đến ngoại hình.

- Liên tục tìm kiếm sự trấn an hoặc chấp thuận từ người khác.

- Cả tin và dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.

- Quá nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc phản đối.

- Khả năng chịu đựng sự thất vọng kém, dễ bị nhàm chán nếu điều gì thành thói quen. Thường bắt đầu các dự án mà không hoàn thành chúng hoặc bỏ qua từ sự kiện này sang sự kiện khác.

- Không suy nghĩ trước khi hành động.

- Đưa ra quyết định hấp tấp.

- Tự cho mình là trung tâm và hiếm khi thể hiện sự quan tâm đến người khác.

- Gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ, thường tỏ ra giả tạo hoặc nông cạn trong giao tiếp với người khác.

- Đe dọa hoặc cố gắng T* t* để thu hút sự chú ý.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có những triệu chứng của rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách kịch tính, tốt nhất hãy liên hệ với bác sĩ của mình hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng ở một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, bạn cũng nên nói chuyện với người đó về việc đi khám.

https://afamily.vn/amber-heard-vo-cu-cua-tai-tu-johnny-depp-bi-mac-cung-luc-2-chung-roi-loan-nhan-cach-phu-nu-co-nhung-dau-hieu-nay-nen-di-kham-gap-20220427163958027.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/amber-heard-vo-cu-cua-tai-tu-johnny-depp-bi-mac-cung-luc-2-chung-roi-loan-nhan-cach-phu-nu-co-nhung-dau-hieu-nay-nen-di-kham-gap-20220427163958027.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY