Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Và Các Biện Pháp Xử Lý An Toàn Tại Nhà

Bà bầu bị tiêu chảy là một hiện tượng tương đối phổ biến, thường xảy ra khi thai phụ gặp các vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn thai kỳ.

Bà bầu bị tiêu chảy là một hiện tượng tương đối phổ biến, thường xảy ra khi thai phụ gặp các vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn thai kỳ. So với những người bình thường, bà bầu bị tiêu chảy sẽ có phần nguy hiểm hơn. Khi để kéo dài và không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc tử vong.

Vì sao bà bầu bị tiêu chảy?

Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng thai phụ đi ngoài ra phân lỏng từ 3 lần trở lên trong mỗi 24 giờ. Khi gặp phải tình trạng này, phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi và bất tiện. Mọi hoạt động trong công việc và cuộc sống gần như bị xáo trộn và rối tung lên.

Bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng thai phụ đi ngoài ra phân lỏng từ 3 lần trở lên trong mỗi 24 giờ

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy rất nhiều, nhưng theo các bác sĩ thì thai phụ gặp phải vấn đề này là do:

  • Dị ứng Lactose: Khi mang thai, phụ nữ thường uống rất nhiều sữa để bổ sung canxi và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng nếu thể trạng bà bầu thuộc dạng bị dị ứng với Lactose thì khi dung nạp sữa vào người sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy.
  • Dị ứng với thực phẩm: Ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, tiêu thụ các thực phẩm không phù hợp với thể trạng,… là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ra chứng tiêu chảy ở bà bầu.
  • Thay đổi hormone: Việc thay đổi các hormone progesterone, estrogen và gonadotropin trong khi mang thai khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về tiêu hóa, thường thấy nhất là bị tiêu chảy trong những tháng đầu của thai kì.
  • Suy giảm sức đề kháng: Hầu hết các bà bầu khi mang thai đều bị suy giảm sức đề kháng. Đây là cơ hội thuận lợi để các tác nhân gây hại tấn công vào cơ thể và gây ra tình trạng tiêu chảy.
  • Mắc một số bệnh lý: Trong suốt quá trình mang thai, nếu bà bầu bị mắc các bệnh lý như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích,… thì rất dễ xảy ra hiện tượng tiêu chảy và đau bụng.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài các yếu tố trên thì bà bầu bị tiêu chảy còn có thể xuất phát từ việc nhiễm vi rút (Cyptomegalovirus, Rotavirus…), vi khuẩn, ký sinh trùng (Entamoeba histolytica, Cryptosporidium , Giardia lamblia). Hoặc do tác dụng phụ của thuốc (thuốc kháng axit có chứa thành phần magiê, thuốc huyết áp, thuốc kháng sinh,…) bị ngộ độc thực phẩm, chế độ ăn uống không hợp vệ sinh…

Các triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy có các triệu chứng rất điển hình và không dễ nhầm lẫn với bất kì bệnh lý vào. Cụ thể:

Bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy thường có triệu chứng đau bụng âm ỉ, cơ thể cảm thấy khó chịu, đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước,…

  • Đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước: Đây là triệu chứng phổ biến và điển hình nhất khi bà bầu bị tiêu chảy. Đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước sẽ xảy ra liên tục và thường xuyên trong cả ngày, khiến cơ thể thai phụ suy nhược và mất nước.
  • Bụng sôi lên hoặc đau âm ỉ: Đa số các trường hợp bà bầu bị tiêu chảy đều gặp tình trạng bụng sôi lên và đau âm ỉ. Chúng có thể diễn ra theo từng đợt hoặc liên tục tùy theo mức độ đang gặp phải của mẹ bầu.
  • Không muốn ăn và luôn cảm thấy khó chịu: Bên cạnh những triệu chứng bất thường về thể chất thì mẹ bầu còn gặp các vấn đề về tinh thần như không muốn ăn, luôn cảm thấy khó chịu trong người,… khiến cho sức khỏe xuống dốc, cạn kiệt sinh lực.

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Bà bầu bị tiêu chảy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu được xử lý sớm và đúng cách. Hầu hết các thai phụ khi mắc phải tình trạng này ở mức độ nhẹ đều có thể tự khỏi khi uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm cần thiết và nghỉ ngơi hợp lý. Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể bị tiêu chảy kéo dài và chuyển biến nặng gây mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân và thai nhi trong bụng. Khi không can thiệp y tế kịp thời có thể dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc tử vong.

Bà bầu bị tiêu chảy

Trong một số trường hợp, bà bầu bị tiêu chảy cần đến gặp bác sĩ

Khi bà bầu bị tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu bất thường dưới đây thì cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Tiêu chảy kéo dài liên tục từ 2 ngày trở lên
  • Tiêu chảy kèm theo tình trạng sốt và nôn mửa
  • Tiêu chảy ra phân có kèm theo dịch máu
  • Tiêu chảy đi đôi với cơn đau bụng dữ dội
  • Tiêu chảy nhưng không đi tiểu được trong 5 tiếng liền
Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/ba-bau-bi-tieu-chay-8377.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY