Kinh tế xã hội hôm nay

Bà mất, đứa trẻ 5 tuổi tự kỷ không cha mẹ sống cô độc trong căn nhà trọ cùng ông ngoại già yếu

Không có bố, mẹ lại bỏ đi lúc Lâm vừa tròn 1 tháng tuổi. Tưởng rằng ông bà ngoại sẽ giúp đứa trẻ 5 tuổi lại mắc chứng tự kỷ vơi đi nỗi thiếu thốn tình thương. Trớ trêu thay, căn bệnh ung thư đã cướp mất đi người bà của đứa trẻ tội nghiệp.

Bà mất, đứa trẻ 5 tuổi bơ vơ

Những ngày cuối tháng 2, chúng tôi đến căn nhà trọ nhỏ nằm trong hẻm 6/12, khu phố 2 (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), nơi gia đình chú Lê Văn Bình đang sinh sống.

Bà mất, đứa trẻ 5 tuổi tự kỷ không cha mẹ sống cô độc trong căn nhà trọ cùng ông ngoại già yếu - Ảnh 1.

Lâm (5 tuổi) mắc bệnh tăng động nên lúc nào cũng cười đùa, bất kể gặp người quen hay lạ.

Ngồi trước cửa phòng, bé Lê Văn Lâm (5 tuổi) chốc chốc lại cười đùa một cách vô thức. Cách đó vài bước chân, chú Bình loay hoay chuẩn bị bữa cơm chiều cho đứa cháu ngoại. Kể từ lúc chào đời, mẹ bé Lâm đã bỏ con lại cho ông bà ngoại mà ra đi biệt tích, đến giờ, chú Bình vẫn không biết bố của Lâm là ai.

"Mẹ nó sinh xong con được 1 tháng thì bỏ nhà đi, từ đó cũng không liên lạc hay tìm về thăm con. Nó sống với cô chú từ nhỏ, đáng tiếc là…", nói đoạn, chú Bình nấc nghẹn.

"Nửa tháng trước, bà ngoại nó vì bệnh ung thư mà ch*t rồi. Giờ chỉ còn 2 ông cháu thôi".

Sau khi cô Sương mất, căn nhà trọ nhỏ là nơi sinh sống của chú Bình và đứa cháu mồ côi.

Theo chú Bình, sau khi phát hiện cô Sương (vợ chú Bình) mắc phải chứng bệnh ung thư vào khoảng 5 tháng trước, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có đủ tiền phẫu thuật, cô Sương chỉ uống Thu*c nam cầm cự cho qua ngày. "Chú tính đi làm bốc vác ở chợ đầu mối, mỗi ngày kiếm được hơn 200 ngàn, góp lần để chữa bệnh cho bả, mà không ngờ bả lại bỏ 2 ông cháu mà ra đi…", chú Bình nghẹn lời.

Giữa tháng 2/2020, khối u ác tính nằm trong ổ bụng của cô Sương ngày một lớn khiến cô Sương không thể chịu đựng được nữa. "Trước lúc mất, bà ấy chỉ muốn chú hứa phải ráng mà nuôi dạy thằng Lâm nên người. Nó đã không có bố mẹ, giờ lại thiếu vắng tình cảm của bà ngoại nữa, chú chẳng biết tính sao.

Cuộc sống của 2 ông cháu ngày một chồng chất khó khăn khi chú Bình vừa phải đi làm, vừa chăm sóc cho Lâm.

Cũng tại chú không tốt, nếu mình có tiền chữa trị thì bà ấy đã không mất, thằng Lâm không khờ khạo như bây giờ", chú Bình xúc động.

Ông ơi, bà đâu rồi?

Kể từ ngày cô Sương ra đi, một mình chú Bình phải vừa chăm sóc cho Lâm, vừa đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ở cái tuổi lên 5, Lâm không giống như những đứa trẻ bình thường khác khi suốt ngày em chỉ biết cười đùa, gặp ai cũng cười. Lâm mắc bệnh tự kỷ, kèm theo chứng tăng động…

Bà mất, đứa trẻ 5 tuổi tự kỷ không cha mẹ sống cô độc trong căn nhà trọ cùng ông ngoại già yếu - Ảnh 4.

Những lúc buồn, Lâm thường ngồi sát vách tường, chẳng muốn giao tiếp với ai.

Ôm đứa cháu ngoại vào lòng, chú Bình tâm sự: "Thằng bé đến giờ vẫn nói chưa có rành, lúc trước bà nó còn sống, suốt ngày cứ quấn lấy bà, nó thương bà ngoại lắm. Bà biểu gì cũng nghe, nào rót nước, đấm lưng, nó tuy khờ khạo, cười nói vậy nhưng tình cảm lắm. Giờ thì…", chú Bình trầm ngâm.

"Nó chưa biết bà ngoại nó đã mất đâu, chú có nói nhưng nó cũng không hiểu gì. Cứ lâu lâu lại hỏi chú ông ơi, bà ngoại đâu rồi. Giờ chú chỉ mong sao mình có sức khỏe, ráng làm lụng lo cơm nước cho nó, vậy là đủ rồi".

Mong muốn lớn nhất của chú Bình là giúp Lâm có điều kiện được đến trường học chữ và điều trị tâm lý.

Dù Lâm mắc bệnh tự kỷ nhưng vì điều kiện khó khăn, đến nay chú Bình vẫn chưa đưa Lâm đi khám bệnh hay gửi nhà trẻ. Mỗi ngày, sau khi đi làm về, chú lại tất bật chăm sóc cho đứa cháu nhỏ. Còn Lâm – em chỉ biết cười đùa bên ông ngoại, em còn quá nhỏ để cảm nhận rằng chuỗi ngày sắp tới đầy khó khăn mà 2 ông cháu phải đối mặt.

Kiếm được khoản sinh hoạt phí hằng ngày đã khó chứ huống gì nói đến chuyện cho Lâm đi học, chữa bệnh.

Hi vọng cuộc sống của 2 ông cháu sẽ đỡ vất vả hơn!

Chia sẻ với chúng tôi, anh Huỳnh Văn Hiếu – Nguyên chủ nhiệm CLB Hành Trình Đỏ TP.HCM cho biết hoàn cảnh của gia đình chú Bình rất khó khăn, đặc biệt là sau khi cô Sương qua đời. Anh cũng hi vọng các tấm lòng hảo tâm có thể quan tâm, hỗ trợ để bé Lâm có điều kiện được chữa bệnh và đến trường đi học.

Địa chỉ gia đình chú Lê Văn Bình: Số 6/12, khu phố 2, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Số điện thoại chú Bình: 0918331878.

Hoặc liên hệ số điện thoại anh Huỳnh Văn Hiếu: 0972279749.

Xin chân thành cảm ơn!

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/ba-mat-dua-tre-5-tuoi-tu-ky-khong-cha-me-song-co-doc-trong-can-nha-tro-cung-ong-ngoai-gia-yeu-20200229174715355.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu không rõ về tự kỷ khiến nhiều phụ huynh hoang mang khi vừa thấy vài biểu hiện “là lạ” ở con em mình.
  • Hiện nay, một số tổ chức xem tự kỷ như một cách sống hơn là bệnh nên không cần chữa, một số khác thì tìm cách chữa lành chứng bệnh này.
  • Nếu can thiệp trước 2 tuổi, trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%. Nhưng trên thực tế, gần 50% trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Chú của tôi mới phát hiện bị ung thư phổi, sắp tới phải thường xuyên đến BV Ung bướu TPHCM để chữa bệnh. Nhà ở Bình Dương nên chú tôi sẽ đi về trong ngày. Có điều là mỗi lần vô Thu*c chú sẽ rất mệt, phải có chỗ ngả lưng buổi trưa đến chiều mới về được. Ở lại bệnh viện thì cũng được nhưng BV Ung bướu đông người quá, nếu nghỉ ngơi ở hành lang e rằng chú tôi sẽ mệt thêm, vì chú gần 70 tuổi rồi. Vì vậy, tôi muốn tìm hiểu dịch vụ nhà trọ giá rẻ gần bệnh viện, nhờ mangyte hướng dẫn giúp.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh. Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY