Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ cảnh báo thói quen thường làm khi nghe nhạc khiến hàng triệu người trẻ đối diện căn bệnh không thể phục hồi

Việc sử dụng tai nghe không đúng cách, đặc biệt hay gặp ở giới trẻ, có thể làm tai chịu đựng sức ồn ngang cưa máy và búa khoan khiến tai có nguy cơ điếc vĩnh viễn.

Tại sao đeo tai nghe có thể điếc vĩnh viễn

Trao đổi với phóng viên infonet, pgs. ts. bs chuyên khoa tai mũi họng phạm thị bích đào, bệnh viện đại học y hà nội cho biết sử dụng tai nghe có thể ảnh hưởng tới sức nghe của bạn thậm chí có thể bị tổn hại vĩnh viễn đến thính giác nếu bạn sử dụng chúng không đúng cách.

“người ta ước tính rằng một phần ba trường hợp mất thính lực vĩnh viễn có thể ngăn ngừa được trong đó có việc sử dụng tai nghe không đúng cách có thể làm tai chịu đựng sức ồn ngang cưa máy và búa khoan, xe máy và tất nhiên là cả những buổi hòa nhạc nhạc pop.

Nhiều người ưa âm nhạc rất thích sử dụng tai nghe, đặc biệt là giới trẻ vì thế việc sử dụng như thế nào để bảo vệ tai cũng là một trong những vấn đề mà các tín đồ âm nhạc cần lưu ý”, PGS. TS Phạm Thị Bích Đào nhấn mạnh.

Trước đó vào năm 2020, một cô gái 28 tuổi ở đài loan được xác định mất thính giác đột ngột hay còn gọi điếc đột ngột. nguyên nhân được xác định do cô có thói quen thường xuyên đeo tai nghe xem phim tới khuya. mặc dù đã thử thay đổi tai nghe nhưng một bên tai bệnh nhân vẫn không tiếp nhận được âm thanh.

Tình trạng này cũng được ghi nhận tại các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng như bệnh viện tai mũi họng trung ương, bệnh viện tai mũi họng tp hcm… cũng đã từng tiếp nhận không ít trường hợp bị ảnh hưởng thính lực vì thói quen đeo tai nghe không đúng. đa phần các trường hợp khi vào viện thường xuất huyết lỗ tai và không tiếp nhận được âm thanh bên ngoài.

Bác sĩ cảnh báo thói quen thường làm khi nghe nhạc khiến hàng triệu người trẻ đối diện căn không thể phục hồi. (Ảnh minh họa)

Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do tai bao gồm ống tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai giữa được ngăn cách với ống tai bởi màng nhĩ. Tai giữa có chuỗi xương con dẫn truyền âm thanh gồm: xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Tai trong thành phần chính là ốc tai, là cơ quan cảm giác của thính giác.

Để có thể nghe được, năng lượng âm thanh phải đủ mạnh để các tế bào lông trong ốc tai chuyển động. Nhưng tiếng ồn lớn có thể làm hỏng các tế bào lông này. Việc tiếp xúc nhiều lần với tiếng ồn lớn sẽ làm tổn thương các tế bào lông ngoài, làm ốc tai không thể chuyển tiếp tốt các thông điệp âm thanh đến não.

“Không giống như tổn thương các bộ phận khác trên cơ thể, tổn thương tai trong không bao giờ lành. Những sợi lông đó không bao giờ mọc lại và theo thời gian, khi ngày càng nhiều tế bào lông bị hư hại, thính giác của bạn sẽ ngày càng kém đi không thể phục hồi được.

Điều quan trọng nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn lớn kéo dài, các tế bào lông ngày càng tổn thương càng nhiều, đây là nguyên nhân suy giảm sức nghe. Đó là lý do tại sao một số ngành nghề, như công nhân xây dựng, công nhân nhà máy cơ khí, cảnh sát và quân nhân bị nghe kém nhiều hơn”, TS. BS Bích Đào dẫn chứng.

Ngoài điếc vĩnh viễn ra, các chuyên gia cũng chỉ ra các bệnh lý khác có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. cụ thể nếu tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn có liên quan đến các vấn đề tim mạch như huyết áp cao trong một số nghiên cứu.

“Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Công nghiệp Hoa Kỳ năm 2018 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp và cholesterol cao cao hơn ở những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn tại nơi làm việc.

Trong một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Tim mạch Quốc tế, các nhà nghiên cứu Đức đã phát hiện ra rằng có những người bị khó chịu bởi âm thanh như tiếng ồn của động cơ xe ô tô và xe công trình và còi có nguy cơ cao bị rung tâm nhĩ - một nhịp tim không đều có thể dẫn đến đông máu và đột quỵ”, TS. BS Bích Đào cho hay.

Đặc biệt với những người nghe nhạc với âm lượng lớn có thể khiến bạn không biết những gì đang diễn ra xung quanh mình. Điều đó làm tăng khả năng gặp T*i n*n của bạn. Nếu đang chạy hoặc đi xe đạp, bạn có thể không nghe thấy tiếng xe ô tô đang chạy tới nếu bạn đang điều chỉnh giai điệu.

Mức tiếng ồn mức độ nào là nguy hiểm?

Theo TS. BS Bích Đào mức độ tiếng ồn được đo bằng decibel (dB): con số này càng cao thì tiếng ồn càng lớn. Bất kỳ âm thanh nào trên 85dB đều có thể gây hại, đặc biệt nếu tiếp xúc với âm thanh đó trong thời gian dài.

Tuy nhiên nếu không có máy đo decibel, bạn vẫn có thể ước lượng được chính xác tiếng ồn tiếp xúc ở mức độ nào. Theo đó nếu âm thanh gây ra một số dấu hiệu sau:

Bạn không thể nghe thấy người khác nói chuyện với mình chỉ cách một cánh tay trừ khi họ đang hét lên.

Những người ngồi gần bạn có thể nghe nhạc của bạn qua tai nghe.

Nếu bạn tháo tai nghe và đưa ra trước mặt với độ dài một sải tay, bạn có thể nghe rõ tiếng nhạc.

“Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, hãy giảm nhạc xuống trước khi nó gây hại nhiều hơn cho tai của bạn”, TS. BS Bích Đào khuyến cáo.

Tai nghe là một phần của cuộc sống hiện đại và ít người trong chúng ta sẵn sàng từ bỏ chúng. Nhưng chuyên gia này cho rằng, hãy thông minh và sử dụng điều độ một chút để có thể tiếp tục thưởng thức âm nhạc và các chương trình trong suốt quãng đời còn lại.

N. Huyền 

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/tai-sao-deo-tai-nghe-co-the-diec-vinh-vien-muc-tieng-on-muc-do-nao-la-nguy-hiem-398888.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY