Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Bác sĩ ung bướu tiết lộ chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư vú, giúp ngăn ngừa ung thư tái phát lại tăng sức đề kháng

Chuyện ăn uống của bệnh nhân ung thư vú không hề đơn giản.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị ung thư vú là rất quan trọng. Điều này có thể giúp bệnh nhân đối phó tốt hơn với các tác dụng phụ sau khi điều trị, hồi phục sức khỏe và chữa lành các mô bị tổn thương do ung thư.

Thực phẩm giúp ích như thế nào đối với bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị?

Thực phẩm giúp ích thế nào đối với bệnh nhân ung thư

Theo BS Nguyễn Xuân Tuấn, phẫu thuật viên chuyên ngành Ung thư, BV Ung bướu Hưng, dinh dưỡng tốt đặc biệt quan trọng với bệnh nhân ung thư, trong đó có 3 lợi ích đặc biệt quan trọng.

1. Giúp cơ thể giàu năng lượng, sức đề kháng tốt hơn, chống lại được sự mệt mỏi và giúp cơ thể chống chọi lại tác dụng phụ của những phương pháp điều trị ung thư.

2. Giảm nguy cơ tái phát ung thư sau này.

3. Khi có chế độ dinh dưỡng tốt, nền tảng sức khỏe tăng lên. Khi đó sức khỏe tinh thần sẽ cải thiện, chất lượng cuộc sống sau này tốt hơn. Điều này rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống sau điều trị.

Người bệnh ung thư vú có được ăn các sản phẩm từ đậu nành không?

Các thực phẩm từ đậu nành có thành phần phytoestrogen - một hợp chất gần tương đương với nội tiết tố nữ estrogen. Điều này làm dấy lên lo ngại sử dụng các chế phẩm từ đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây thấy rằng việc sử dụng các chế phẩm thành phần phytoestrogen không ảnh hưởng tới nguy cơ mắc ung thư vú, thậm chí có thể ngăn ngừa, giảm nguy cơ tái phát của ung thư vú.

Các chuyên gia khuyên chị em nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ đậu nành vì có thể có những thành phần chưa được nghiên cứu. Thay vào đó, chị em nên ăn các loại thực phẩm tươi, tự nhiên, an toàn... để đảm bảo tránh những rùi ro không mong muốn.

Người bệnh ung thư vú nên ăn và tránh những thực phẩm nào?

Người bệnh ung thư vú nên có chế độ ăn uống cân đối, tránh kiêng khem thái quá vì có thể làm cho cơ thể suy yếu.

Nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây xanh tươi giàu chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ tái phát. Ngoài ra, có thể dụng ngũ cốc nguyên hạt, dầu cá, omega-3... cũng hữu ích cho việc ngăn ngừa ung thư vú tái phát.

Nên tránh: Rượu bia, Thu*c lá... Đây là những tác nhân gây hại sức khỏe chung chứ không chỉ ảnh hưởng tiến triển của ung thư.

Nên duy trì chế độ ăn, tập luyện để tránh tình trạng thừa cân, béo phì vì nó cũng có thể làm cho tình trạng ung thư vú nặng hơn.

Bệnh nhân ung thư vú nên ăn gì kiêng ăn gì


https://afamily.vn/bac-si-ung-buou-tiet-lo-che-do-an-uong-cho-benh-nhan-ung-thu-vu-giup-ngan-ngua-ung-thu-tai-phat-lai-tang-suc-de-khang-20220303155042807.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bac-si-ung-buou-tiet-lo-che-do-an-uong-cho-benh-nhan-ung-thu-vu-giup-ngan-ngua-ung-thu-tai-phat-lai-tang-suc-de-khang-20220303155042807.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY