Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Bài 11: Phóng viên Duy Tuấn: Đồng Văn- Những ngày đáng nhớ

Tin tức giải trí hôm nay (28/4): Hình ảnh body của Miu Lê ở phòng tập gym gây tranh cãi

Bài liên quan

Bài 1: Nhóm phóng viên kênh VTC14: Chúng tôi luôn chuẩn bị tâm lý vững vàng, sẵn sàng đối mặt với rủi ro

Bài 2: Phóng viên Chu Đức- Kênh VOV Giao thông: Chạy đua cùng... COVID-19

Bài 3: Những "chiến sỹ áo xanh" trên mặt trận truyền thông phòng chống dịch COVID-19

Bài 4: "Tác chiến" trong đêm

Bài 5: “Những người lính” không mang quân phục

Không nao núng 

Ca nhiễm được đánh giá là phức tạp, do là địa bàn biên giới, địa hình không thuận lợi, đặc biệt nhận thức đồng bào dân tộc ở đây còn hạn chế. Vượt qua nỗi lo về nguy cơ lây nhiễm, phóng viên Duy Tuấn, Báo Hà Giang đã lập tức xin ý kiến cơ quan xung phong lên đường tác nghiệp, quãng đường 150km chủ yếu là đồi núi từ thành phố Hà Giang lên Đồng Văn không khiến anh nao núng. Mong muốn của anh giờ đây là làm sao có tin tức sớm nhất. Vội vã lên đường, hành trang anh mang theo như mọi khi vẫn là máy ảnh, máy quay, latop, mọi thiết bị này đều được bao bọc kỹ càng.

Tuy nhiên, theo Duy Tuấn “trước khi đi lãnh đạo ban và mọi người trong cơ quan cũng căn dặn kỹ việc đảm bảo an toàn mới tác nghiệp”. Theo chỉ đạo đó, anh trang bị thêm cho mình những bộ quần áo bảo hộ y tế, chỉ làm việc khi cảm thấy an toàn.

Anh cho biết: Đầu tiên mình phải xác định mình là ở cơ quan ngôn luận, sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều đối tượng từ y bác sỹ, người nghi nhiễm vì vậy tất cả phải cách xa từ 2m, để tránh các nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Kinh nghiệm của anh là “nếu không thật sự cần thiết mình có thể trao đổi bằng các cử chỉ tay, miễn làm sao luôn đảm bảo khoảng cách tối thiểu”.

Thôn Pín Tủng là khu vực cách ly đặc biệt, nơi "nội bất xuất ngoại bất nhập nên mình có thể nhờ một y bác sỹ làm nhiệm trong đó chụp giúp một bức ảnh, chứ không nhất thiết mình phải vào tận bên trong, có như vậy mới đảm bảo an toàn theo quy định”,  Duy Tuấn chia sẻ thêm.

Trong cuộc chiến chống dịch, công tác tuyên truyền là một phần không thể thiếu. Trong suốt nửa tháng qua, phóng viên Duy Tuấn và anh chị phóng viên báo Hà Giang đã luôn bám sát hoạt động chống dịch của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh. Không chỉ thông tin về diễn biến của dịch bệnh, các anh các chị còn đưa nhiều tin bài khuyến cáo cho bà con tự bảo vệ mình, nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn, không hoang mang lo lắng…

Bên cạnh đó, các bài viết khích lệ về những tấm lòng hảo tâm đóng góp, chung sức ủng hộ bà con dân tộc cũng được quan tâm. Ngoài ra, các bài viết tuyên dương những y bác sỹ khi họ phải đi từng nhà, rà từng đối tượng, thậm chí trèo lên những quả đồi cao để tuyên truyền, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho bà con.

Anh Tuấn chia sẻ "Chứng kiến khó khăn vất vả của y bác sỹ ở tuyến đầu chống dịch họ lại truyền cảm hứng cho mình, những hi sinh của họ lại động viên mình cần phải cố gắng hơn".

Hơn nửa tháng bám trụ trong tâm dịch

Đối với phóng viên Duy Tuấn, mỗi lần đến một địa phương nào đó lại là một trải nghiệm mới, đi nhiều anh cũng dần quen với các huyện miền núi trên mảnh đất Hà Giang. Nhưng khác với những lần trước đây, đợt tác nghiệp ở Đồng Văn lần này tạo ra một thử thách khác.
Do phải bám địa bàn, cập nhật tin tức, anh lựa chọn ở lại Đồng Văn trong đợt dịch. Lúc khởi hành do gấp nên hành trang cá nhân mang theo cũng không nhiều ngoài một vài bộ quần áo.

Anh may mắn được UBND huyện Đồng Văn tạo điều kiện cho mượn một phòng ở, tuy nhiên việc ăn uống thì hoàn toàn tự túc.

Việc duy trì sức khỏe để đi và tác nghiệp cực kỳ quan trọng đối với mọi phóng viên, đặc biệt khi họ phải mang vác các thiết bị máy móc di chuyển khắp nơi. Do tính thời sự, nên đi đến đâu phải có tin bài đến đó, điều này càng đòi hỏi họ phải có sức khỏe và sự minh mẫn.

Phóng viên Duy Tuấn cho biết: Từ ngày đầu lên Đồng Văn tác nghiệp đến nay đã là 2 tuần, nhưng chỉ có khoảng 3 buổi là ăn cơm, các bữa còn lại chủ yếu là bánh mì hay mỳ tôm, những thứ đã mua dự trữ từ trước. “Mình đã tiếp xúc với nhiều nơi có nguy cơ cao nên giờ cũng không muốn đi ra ngoài mua thực phẩm vì như thế lại tiếp xúc nhiều hơn”, anh Tuấn chia sẻ.

Nói về niềm vui trong quá trình tác nghiệp, anh Tuấn cho rằng, mình rất may mắn khi có người đồng nghiệp là phóng viên Kim Tiến cùng phối hợp, cả hai anh đều có sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý. Vì thế, việc chụp ảnh, phỏng vấn, ghi hình và gửi về tòa soạn được triển khai nhanh chóng, suôn sẻ.

Anh tâm sự: “Đi cùng nhau từ những ngày đầu, ăn chung với nhau từng bát mì, khó khăn là thế nhưng cả hai luôn động viên nhau phải cố, hết đợt dịch này sẽ lại trở về với gia đình”.

Còn về gia đình, phóng viên Duy Tuấn cũng chia sẻ chân thành: “Hiện vợ chồng mình đã có hai bé, thi thoảng xong việc là gọi điện về, nhìn thấy con qua điện thoại mà muốn về ôm lấy con, nhưng mình nghĩ chắc sẽ phải tự cách ly trước đã rồi mới tính chuyện về nhà, vì an toàn cho mọi người vẫn là trên hết”.

Càng tiếp xúc với phóng viên Duy Tuấn, tôi càng cảm thấy anh là một người rất yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Thời điểm tôi liên hệ với anh cũng chính là lúc anh đang di chuyển sang huyện lân cận để tác nghiệp. Theo anh, "để có nhiều tác phẩm báo chí hấp dẫn, sâu sắc, phóng viên buộc phải đi, thâm nhập thực tế, cố gắng lấy thông tin “đắt” như vậy mới kéo được độc giả đến với tác phẩm của mình".

Anh Nguyễn Quyết Chiến, phóng viên Thông tấn xã tại Hà Giang đánh giá: Dù là báo tỉnh nhưng phóng viên Duy Tuấn luôn bám sát thực tế đời sống xã hội địa phương, tiên phong đi đầu trong việc đi đến những vùng đồng bào dân tộc xa xôi, để phản ánh cuộc sống đồng bào dân tộc ít người. Nhiều bài viết về phòng chống dịch bệnh tại Đồng Văn đều thể hiện tư duy và cách khai thác đề tài phong phú.

Có thể nói, dù phải tác nghiệp trong điều kiện khó khăn, nhiều tuần lễ ở trong vùng tâm dịch, nhưng phóng viên Duy Tuấn (Báo Hà Giang) vẫn có nhiều bài viết và hình ảnh sinh động về cuộc chiến chống dịch ở huyện Đồng Văn. Ngay cả trong những ngày này, dù đã thấm mệt nhưng anh vẫn luôn tận dụng từng giờ từng phút, tiếp tục viết những tin bài ở tâm dịch Đồng Văn. Những đóng góp bền bỉ, lặng thầm của anh được cơ quan, bạn bè, Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang ghi nhận. Nhưng anh mong mỏi một điều là "mong sao mau sớm hết dịch để cuộc sống đồng bào Đồng Văn sớm trở lại nhịp thường nhật"

Lê Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/bai-11-phong-vien-duy-tuan-dong-van-nhung-ngay-dang-nho-post77597.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY