Tập các bài tập Kegel giúp tăng cường cơ hỗ trợ bàng quang, cải thiện khả năng kiểm soát dòng nước tiểu. Để tập bài tập này, trước tiên bạn cần xác định vị trí cơ sàn chậu. Hãy thử ngừng tiểu khi bạn đang đi tiểu, dòng nước tiểu ngưng bởi cơ sàn chậu khép chặt lại. Khi tập Kegel, bạn cần thắt chặt tương tự và giữ như vậy ít nhất 10 giây. Sau đó bạn nên lặp lại động tác này 4 - 5 lần liên tiếp. Khi cơ khỏe hơn, có thể tăng tần số lên 25- 50 động tác, lặp lại từ 2-3 lần mỗi ngày.
Khác với khi xác định nhóm cơ lúc ban đầu, sau này thực hành các bài tập Kegel nên hạn chế thực hiện co thắt cơ trong khi đi tiểu. Bởi thực hành Kegels trong khi đi tiểu có thể ảnh hưởng đến khả năng làm trống hoàn toàn bàng quang dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng bàng quang.
Ngoài bài tập Kegel, còn có bài tập khác nhắm vào các cơ sàn chậu. Ví dụ 2 bài tập sau:
Tập các cơn co thắt ngắn: Mục đích của bài tập là tạo các cơ co giật nhanh ở sàn chậu. Thay vì tập trung vào việc giữ cơ co, bạn cần siết cơ càng nhanh càng tốt, sau đó giải phóng cơ. Để thực hiện các cơn co thắt ngắn, đầu tiên cần hít một hơi thật sâu rồi thở ra cùng với siết chặt các cơ sàn chậu càng nhanh càng tốt. Sau đó hít vào và giải phóng cơ sàn chậu. Lặp lại bài tập 10 lần và hoàn thành tổng cộng 3 bộ. Mọi người nên đặt mục tiêu hoàn thành các bài tập 2 lần /ngày.
Tập co thắt dài: Các cơn co thắt dài nhằm giúp người tập đạt được mục tiêu một cơn co thắt sàn chậu kéo dài 10 giây.Để thực hiện, bạn nên siết chặt các cơ sàn chậu và giữ co cơ càng lâu càng tốt. Bắt đầu có thể chỉ 3 giây, sau đó tăng dần. Tập 10 lần (1 bộ) và lặp lại 3 bộ.
Bạn nên tập các cơn co thắt ngắn và dài luân phiên trong thời gian tương đương.
Có thể mất khoảng 3 - 6 tháng, người tập mới thấy sự khác biệt rõ rệt. Khi đã thành thạo, các bài tập trên có thể thử thực hiện ở các tư thế khác nhau, như khi ngồi, đứng hoặc nằm, trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể như trong lúc nấu ăn, khi uống cà phê...
Mất khả năng hoặc khó kiểm soát lưu lượng nước tiểu được gọi là tiểu không tự chủ. Có nhiều lý do dẫn tới tiểu không tự chủ, một số trong đó có thể đáp ứng với các bài tập kiểm soát bàng quang, bao gồm: Phụ nữ khi mang thai và sinh nở có thể bị suy yếu các cơ sàn chậu. Táo bón kéo dài có thể gây áp lực lên bàng quang và các cơ kiểm soát bàng quang. Viêm đường tiết niệu cấp và mạn tính. Tăng cân gây thêm áp lực lên bàng quang và cơ sàn chậu. Người đã trải qua phẫu thuật *m đ*o (ở phụ nữ) hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt (ở nam giới).
Cả nam giới và phụ nữ đều có thể gặp phải tình trạng bàng quang hoạt động quá mức và tiểu không tự chủ và điều trị có hiệu quả thông qua các bài tập.
Các bài tập là một cách hiệu quả để làm giảm các triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức và không tự chủ. Những bài tập này có thể được sử dụng như liệu pháp bổ sung cho các phương pháp điều trị khác sau đây:
Thay đổi chế độ ăn uống: Tránh những món ăn được xác định là gây kích thích bàng quang và giảm lượng chất lỏng nạp vào cơ thể trước khi đi ngủ có thể giúp giảm nhẹ tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, nhất là vào ban đêm.
Thu*c: Thu*c có thể làm giảm mức độ bàng quang co bóp quá mức và thư giãn bao gồm oxybutynin, solfienacin hoặc tolterodine.
Phẫu thuật: Nếu người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị không xâm lấn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa các cơ quan vùng chậu có liên quan. Các phương pháp phẫu thuật khác nhau có thể thay đổi tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không tự chủ của bệnh nhân.
Nếu bàng quang hoạt động quá mức hoặc kiểm soát bàng quang kém gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên đi bác sĩ khám để được điều trị.
Chủ đề liên quan:
chứng tiểu không kiểm soát