Dinh dưỡng hôm nay

Bài Thuốc trị ho, tiêu đờm, bổ phổigiúp F0 mau phục hồi

Ngoài uống nước củ cải và mía, người dân chớ quên việc khử khuẩn, súc họng, xịt rửa mũi nhiều lần trong ngày để phòng bệnh, nâng cao sức khỏe.

Theo SKĐS, rất nhiều người mắc Covid-19 và sau khi khỏi bệnh vẫn còn triệu chứng ho dai dẳng. Trong Đông y có một số bài Thuốc khá hiệu quả trong trị ho, tiêu đờm, bổ phổi… giúp người bệnh mau phục hồi.

Thành phần bài Thuốc trị ho, tiêu đờm, bổ phổi

Mía (dùng 4-5 đốt): Mỗi đốt tính là khoảng cách từ mắt nọ đến mắt kia, để vỏ, rửa sạch, chẻ miếng nhỏ.

Củ cải trắng: 1 củ để cả vỏ, rửa sạch, sắt miếng nhỏ. Nếu ở miền nam khí hậu nắng nóng thì dùng 5-6 củ mã thầy, gọt vỏ hoặc rửa sạch để cả vỏ bổ đôi.

Cà rốt 1 củ, rửa sạch, gọt vỏ sắt miếng.

Rễ cỏ tranh tươi 100g, rửa sạch sắt khúc ngắn (nếu không có rễ cỏ tranh có thể thay thế bằng kim ngân hoa 20-30g hoặc lá tre 20g hoặc củ sắn dây tươi, hoặc thay bằng một quả lê).

Với công thức trên rất phù hợp với người sau Covid-19 bị táo nóng, bứt rứt khó chịu trong người.

Nếu ho nhiều đờm nhiều thì bỏ mã thầy, gia thêm: Gừng tươi 3 lát mỏng, húng chanh cành lá 80 g và vỏ cam quýt 20 g vào nấu cùng càng hiệu quả.

Mía là thành phần trong bài Thuốc trị ho.

Cách chế biến

Sau khi cho nguyên liệu vào nồi, đổ chừng 2,5 đến 3 lít nước, đun tới khi còn chừng 2 lít nước cốt là được, sau đó chia 2 lít nước uống thay nước lọc. Uống khi khát nhiều lần trong ngày. Có thể thêm đường phèn vào để cho trẻ em dễ uống.

Công dụng của bài Thuốc

Sự kết hợp của các vị Thuốc, giúp bổ huyết, sinh tân dịch, nhuận táo, bổ khí, bổ phổi, cầm ho, thanh nhiệt, tả hỏa, thải độc, lợi tiểu, hạ sốt, tiêu thũng, kiện tỳ vị, hóa đờm, tiêu tích... rất phù hợp các trường hợp sau khi khỏi Covid-19 ho đờm, ăn uống kém, tiêu hóa kém, tinh thần mệt mỏi, giúp phục hồi thể lực và bồi bổ hệ hô hấp hệ tiêu hóa sau thời gian bị bệnh.

Khuyến cáo: Thời gian uống liên tục không quá 30 ngày.

Hàng ngày ngoài uống nước củ cải và mía, người dân chớ quên việc khử khuẩn, súc họng, xịt rửa mũi nhiều lần trong ngày để phòng bệnh, làm sạch đường hô hấp, để nâng cao sức khỏe cũng rất tốt.

Củ cải trắng.

Một số lưu ý

Mía và củ cải đều có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng… không nên uống nước mía tươi, nước mía để qua đêm. Nếu thích có thể dùng mía nướng, hoặc nước mía đun sôi.

Nước mía, củ cải lợi tiểu không uống quá nhiều vào buổi tối vì thận buộc phải tăng cường bài tiết, gây gián đoạn giấc ngủ vì phải đi tiểu đêm.

Nước mía và nước có mía chế biến xong nên uống trong vòng 15 phút. Nếu không uống ngay nên đậy kín và cho vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn (nhưng không quá 1 buổi).

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/bai-thuoc-tri-ho-tieu-dom-bo-phoigiup-f0-mau-phuc-hoi-5682238.html)

Tin cùng nội dung

  • TS. Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, rau diếp cá và nước vo gạo là vị Thuốc quý, lành tính có tác dụng đặc trị ho... Ngoài ra còn một số cách trị ho theo y học cổ truyền dưới đây rất tốt cho trẻ.
  • Cứ mỗi mùa gió lạnh về, như không hẹn mà tới, những cơn ho lại là nỗi phiền toái của nhiều người. Các chứng ho xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau: từ đơn giản như ho do dị ứng thời tiết, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh, ho gió… tới các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ho do viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi xoang…
  • Sau 07 năm có mặt trên thị trường, siro Ho - Cảm Ích Nhi đã phủ rộng rãi hơn 15.000 nhà Thuốc trên toàn quốc và được hàng triệu mẹ Việt tin dùng cho con mỗi khi ho-cảm-sổ mũi. Đâu là nguyên nhân của thành công đó?
  • Theo Đông y, bách bộ vị ngọt, đắng, tính ấm vào phế. Có tác dụng ôn phế, sát trùng, bổ phổi chữa ho.
  • Hoa hiên còn được gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lê-lô, lộc thông, người tày gọi là phắc chăm.
  • Quả lê còn có tên khoái quả, ngọc nhũ, mật văn... Theo y dược học cổ truyền, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc.
  • Theo Đông y cho rằng quả lê có tác dụng hữu hiệu chữa trị ho, lê còn có tác dụng làm nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân, dưỡng huyết.
  • Sả được trồng khá phổ biến ở nông thôn, nhất là trong các vườn Thu*c gia đình và trạm y tế xã, từ đồng bằng đến miền núi. Cây còn được phát triển ở quy mô nông trường tại Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Đăk Lăk, Tây Ninh để cất tinh dầu xuất khẩu.
  • Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY