Nhi Nội tiết - Chuyển hoá di truyền hôm nay

Chuyên khoa nhi giữ chức năng chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý di truyền lâm sàng và các bất thường bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp, tư vấn tiền thụ thai (khám tiền sản đề phòng các bệnh di truyền), khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết và tiểu đường ở trẻ em. Các bệnh lý nội tiết nhi khoa và chuyển hoá di truyền có thể kể đến như: tiểu đường sơ sinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu G6PD, chậm phát triển chiều cao, dậy thì sớm̀ hoặc muộn và các bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp, thượng thận, sinh dục, tuyến tụy (cường insulin)

Siro ho -Cảm ích nhi - Dược liệu sạch chuyển hóa nâng tầm bài Thuốc dân gian

Sau 07 năm có mặt trên thị trường, siro Ho - Cảm Ích Nhi đã phủ rộng rãi hơn 15.000 nhà Thuốc trên toàn quốc và được hàng triệu mẹ Việt tin dùng cho con mỗi khi ho-cảm-sổ mũi. Đâu là nguyên nhân của thành công đó?
1. Từ triết lý “Nam Dược trị Nam nhân” của Thánh tổ Thuốc Nam, Thiền sư Tuệ Tĩnh

“Nam Dược trị Nam nhân” là một quan điểm rất sâu sắc của Thánh tổ Thuốc nam, Thiền sư Tuệ Tĩnh. Quan điểm này dựa trên triết lý “Thiên nhân hợp nhất” - hoàn cảnh tự nhiên luôn tác động đến con người và ngược lại. Theo triết lý ấy, dân ta thường mắc các bệnh đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điển hình là các bệnh cảm nhiễm phong hàn nhiệt (cảm-ho). Vậy thì, cũng chính mảnh đất và khí hậu gây nên bệnh tật cho con người sẽ sinh ra các loại cỏ cây, hoa trái… có tác dụng điều hòa lại âm – dương, hàn – nhiệt, lấy lại cân bằng cho cơ thể và chữa khỏi bệnh cho con người.

Trên thị trường, không ít sản phẩm Đông dược dựa trên các bài Thuốc cổ phương, xuất phát từ nền y học Trung Quốc. Các phương Thuốc này cũng đều có những ưu việt riêng. Tuy nhiên, thành phần làm nên các bài Thuốc đông y là các dược liệu có nguồn gốc Trung Quốc. Một thực tế hiện nay, dược liệu Trung Quốc luôn là mảng tối trong ngành Dược với nguy cơ Dược liệu bẩn, dược liệu giả… Rất nhiều vấn đề tồn tại ở nguồn dược liệu này: dư lượng Thuốc trừ sâu, hàm lượng kim loại nặng lớn, nhiễm vi sinh vật… chưa kể tới hàm lượng hoạt chất không đảm bảo. Kết quả kiểm tra năm 2014-2015 của Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương với gần 400 mẫu dược liệu phát hiện tới 60% chưa đạt chất lượng, trong đó, 20% bị trộn rác, lẫn tạp chất, thậm chí tẩm ướp cả hóa chất độc hại.

2. Kế thừa và phát triển các bài Thuốc dân gian

Việt Nam có tới hơn 4000 loài cây cỏ có thể sử dụng làm Thuốc và rất nhiều kinh nghiệm dân gian phong phú. Việc sử dụng các bài Thuốc dân gian “được lòng” nhiều người bệnh. Nguyên liệu của bài Thuốc dễ tìm dễ mua, vừa an toàn lại hiệu quả. Phổ biến nhất là các bài Thuốc trị ho – cảm như: như húng chanh hấp đường phèn, quất – gừng – mật ong hấp cách thủy,…

Kế thừa tinh hoa của Y học cổ truyền từ những bài Thuốc dân gian, Công ty Nam Dược đã tiến hành nghiên cứu tác dụng, xây dựng công thức và sản xuất thành công Siro ho-cảm Ích Nhi, là sản phẩm đi từ hai bài Thuốc dân gian: quất ngâm mật ong và húng chanh hấp đường phèn.

Tác dụng của bài Thuốc không chỉ được chứng minh qua thực tế sử dụng lâu đời trong dân gian mà còn càng được khẳng định qua các nghiên cứu của các nhà khoa học uy tín như GS.TS Đỗ Tất Lợi (Những cây Thuốc vị Thuốc Việt Nam), Đỗ Huy Bích và cộng sự (Những cây Thuốc và động vật làm Thuốc Việt Nam).

Theo đó, quả Quất (Tắc) chứa nhiều vitamin C, protein, tinh dầu (α-pinen, limonen, β-pinen…) có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, đặc biệt là ho lâu ngày không khỏi. Húng chanh có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, giải cảm. Tinh dầu húng chanh có tác dụng ức chế mạnh vi khuẩn phế cầu. Mật ong đường phèn bên cạnh tác dụng tăng sức đề kháng, bổ phế, đặc biệt mật ong còn có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên, là vị Thuốc đầu bảng trị các bệnh về hô hấp.

Để hoàn thiện tác dụng bài Thuốc, các nhà nghiên cứu của Nam Dược là các Bác sỹ, Dược sỹ đã gia giảm thêm các thành phần gừng, cát cánh, mạch môn. Vị Mạch môn đã được chứng minh trên lâm sàng có tác dụng ức chế phế cầu, long đờm. Cát cánh chứa saponin, là một vị Thuốc dân gian điều trị long đờm hiệu quả. Gừng tươi với tính ấm, ôn giúp tăng tác dụng trị cảm, giảm ho, giảm sổ mũi, nghẹt mũi.

3. Dược liệu sạch, chuẩn hóa và công nghệ bào chế hiện đại nâng tầm bài Thuốc dân gian

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của dược liệu sạch đối với chất lượng của sản phẩm, Công ty cổ phần Nam Dược đã quyết tâm phải tự chủ và chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào. Với các vùng trồng Cát cánh ở Bắc Hà - Lào Cai, Mạch Môn ở Đoan Hùng – Phú Thọ, Húng chanh ở Tuy Hòa - Phú Yên, Quất ở Nam Trực - Nam Định, Siro ho-cảm Ích Nhi là siro ho thảo dược duy nhất trên thị trường có 100% nguyên liệu được kiểm soát theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Đó cũng chính là lý do nhiều năm qua siro ho-cảm Ích Nhi được người tiêu dùng đánh giá cao về hiệu quả điều trị và đặc biệt là tính an toàn tuyệt đối (sản phẩm dùng được cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú).

Những tiêu chuẩn theo định hướng GACP-WHO được thiết lập nhằm đảm bảo từ khâu trồng trọt, chăm sóc, thu hái tới khâu bảo quản và sơ chế dược liệu. Vì vậy, đảm bảo dược liệu không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng Thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat),... có hoạt chất cao, ổn định, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kiểm định, có thể truy xuất nguồn gốc.

Hướng đi trên không chỉ là việc góp phần xóa đói, giảm nghèo tạo việc làm, thu nhập cho người dân (thu nhập của các hộ trồng dược liệu thường gấp 4-6 lần so với trồng hoa màu) mà quan trọng giúp nâng cao chất lượng và tính an toàn sản phẩm. Đó chính là lý do sau 7 năm ra mắt, siro ho-cảm Ích Nhi ngày càng được tin dùng và trở thành sản phẩm không thể thiếu trong tủ Thuốc của nhiều gia đình.

(*) Thực hành trồng trọt và thu hái dược liệu sạch theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/siro-ho-cam-ich-nhi-duoc-lieu-sach-chuan-hoa-nang-tam-bai-thuoc-dan-gian-n124066.html)

Tin cùng nội dung

  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Khi bị ho dai dẳng suốt ngày đêm, bạn vừa mệt mỏi vì sức khỏe giảm sút. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn chế ngự các cơn ho khan:
  • Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày
  • Theo Đông y, mã đề vị ngọt, nhạt, tính hàn lương vào 3 kinh: can, thận, tiểu trường. Mã đề có công dụng thanh phế, nhuận gan, lợi tiểu, thanh nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chỉ khái, hóa đàm, chỉ nhiệt tả, minh mục, tư bổ, kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị Thu*c Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
  • Xông hơi sử dụng các loại lá, củ quen thuộc dễ tìm khi cơ thể cảm giác nhức mỏi, sợ gió, sợ lạnh, kèm theo sổ mũi, hắt hơi...
  • Xương sông trong Đông y gọi là thiên danh tinh, tên khoa học là Blumea myriocephala, họ cúc Asteraceae. Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY