Tai , Mũi , Họng hôm nay

Cách hay giúp bạn giảm ho dai dẳng

Khi bị ho dai dẳng suốt ngày đêm, bạn vừa mệt mỏi vì sức khỏe giảm sút. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn chế ngự các cơn ho khan:
1. Dùng Thu*c long đờm. Các Thu*c ho không cần kê đơn chứa chất long đờm như guaifenesin sẽ làm sạch chất nhầy và các dịch tiết khác, giúp bạn dễ thở hơn.

2. Dùng Thu*c ho. Các Thu*c ho không cần kê đơn thường chứa dextromethorphan, có thể tạm thời giảm ho khan.

3. Nhấm nháp trà xanh. Hàng trăm năm nay, uống trà nóng đã được xem như một cách giảm ho. Trà xanh giàu chất chống ôxy hóa có thể làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên. Thêm một chút mật ong vào sẽ làm tăng thêm tác dụng.

4. Giữ cho cơ thể đủ nước. Uống đủ nước luôn là một ý kiến hay, nhất là khi bạn bị ho.

5. Dùng Thu*c ngậm. Loại Thu*c này rất tốt trong việc làm dịu họng khô, và giảm cơn ho. Nếu không có Thu*c ngậm, ngậm kẹo cứng cũng giúp giảm ho khan.

Để có giấc ngủ đêm “yên ổn” hơn, những cách dưới đây giúp bạn kiểm soát ho:

1. Dùng chút mật ong. Mật ong thường được dùng để giảm ho cho mọi lứa tuổi. Nhưng mật ong có thể làm giảm ho ban đêm ở trẻ em. Thực chất mật ong hoạt động như các Thu*c chứa dextromethorphan. Tuy nhiên, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong có thể chứa các tạp chất và nguy cơ ngộ độc ở trẻ nhỏ.
2. Hạ gục cơn ho bằng Thu*c xịt. Dùng Thu*c xịt hoặc làm ẩm không khí có thể làm ẩm đường hô hấp, giúp giảm ho khan. 3. Nằm gối cao khi ngủ. Nằm gối cao có thể làm giảm ho do ướt phía sau mũi. Ngủ theo cách này cũng giúp giảm bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (căn bệnh có thể gây ho).

4. Bôi dầu thơm. Bôi dầu menthol thơm giúp thông mũi, làm giảm ho ban đêm.

5. Đổi Thu*c trị ho ban đêm. Thu*c kháng histamin có thể khiến bạn lơ mơ khi làm việc. Tuy nhiên, dùng vào ban đêm, Thu*c sẽ giúp ngừng ho và bạn có thể ngon giấc đến sáng.

Một điều rất quan trọng là khi bạn bị ho dài ngày mà không đỡ, hãy đi khám bệnh, vì ho có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn, như viêm xoang mạn, trào ngược, hen, viêm phế quản, viêm phổi.

Theo ThS.BS Vũ Tuyết Mai - Tiền Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-hay-giup-ban-giam-ho-dai-dang-4491.html)
Từ khóa: ho dai dẳng

Chủ đề liên quan:

giảm ho ho dai dẳng

Tin cùng nội dung

  • Những bài Thuốc dân gian đơn giản từ mật ong, chanh muối, hay gừng, hơi nước nóng có thể giúp bạn giảm ho do dị ứng thời tiết.
  • Quả lê còn có tên khoái quả, ngọc nhũ, mật văn... Theo y dược học cổ truyền, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc.
  • Codein là Thuốc giảm đau gây ngủ và giảm ho, được dùng trong các trường hợp ho khan; Đau nhẹ và vừa.
  • Ho là cơ chế tự vệ S*nh l* quan trọng để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp có thể gây tắc đường thở. Ho cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như hen, viêm phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản…
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Ho là triệu chứng thường gặp, nhất là khi thời tiết giao mùa, sức đề kháng cơ thể giảm nên người bệnh dễ bị cảm cúm, cảm lạnh... và bị ho.
  • Lê là loại hoa quả thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho, bạn có thể cho trẻ ăn lê được không?
  • Liệu pháp ủ ấm lòng bàn chân hoặc kích thích huyệt dũng tuyền có hiệu quả trị ho rất nhanh chóng.
  • Mangyte ơi, em bị ho dai dẳng và có đàm thì có cần chụp hình phổi không? Ngoài ra, em có cần làm thêm xét nghiệm gì nữa không ạ? Nếu được, nhờ Mangyte giới thiệu nơi uy tín. Xin cám ơn! (Thu Trang - quận 8, TPHCM)
  • Theo Đông y, mã đề vị ngọt, nhạt, tính hàn lương vào 3 kinh: can, thận, tiểu trường. Mã đề có công dụng thanh phế, nhuận gan, lợi tiểu, thanh nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chỉ khái, hóa đàm, chỉ nhiệt tả, minh mục, tư bổ, kháng khuẩn, kháng viêm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY