Đọc Tam Quốc Chí diễn nghĩa, người ta thấy câu chuyện này: “Tào Sảng nghe lời Hà Yến không dùng Tư Mã Ý. Từ khi Tư Mã Ý thác bệnh thì Tào Sảng và Hà Yến chủ quan không lo gì nữa.
Sảng mỗi ngày cùng bọn Hà Yến uống rượu, dùng uy quyền hống hách để đi chim gái. Những đồ quý báu trong cung, những thóc gạo của dân đều cướp bóc làm của riêng.
Thấy địa vị chẳng tài cán gì mà có nên Hà Yến rất tin tướng số. Hà Yến biết tiếng Quản Lộ ở Bình Nguyên tinh nghề thuật số cho mời đến bàn nghĩa kinh dịch. Lúc bấy giờ có Đặng Dương cùng ngồi đấy nhân mới hỏi Quân Lộ rằng: - Ông thử bói cho tôi một quẻ xem có làm tới tam công được không? Tôi lại mộng thấy vài mươi con ruồi xanh đậu trên mũi, đó là điềm gì?
Lộ nói: Ngày xưa Nguyên Khải giúp vua Thuấn, Chu Công giúp nhà Chu, cùng có đức tốt mà được hưởng phúc, nay quân hầu ngôi cao quyền trọng nhưng người mến đức thì ít mà kẻ sợ oai thì nhiều, đó không phải là lối cầu phúc. Vả lại mũi là cái núi, núi cao mà không đổ, khá sợ lắm thay! Xin quân hầu bớt chỗ nhiều, thêm chỗ ít, điều gì phi lẽ chớ làm. Như thế ngôi tam công mới đến tay mà đàn nhặng xanh mới xua đi được.
Lộ về nhà thuật cho cậu nghe. Cậu giật mình nói: - Hà, Đặng là hai người đang quyền thế hống hách, sao mày dám nói trêu chọc đến họ?
Cậu hỏi tại sao thì Lộ nói: - Đặng Dương gân không bó được xương, mạch không giữ được thịt, ngồi đứng ngả nghiêng, hình như không có chân tay đó gọi là tướng quỷ tao. Hà Yến không tươi được sắc mặt, tinh thần bất định, dáng tựa cây khô, đó là tướng quỷ u. Hai người nay mai tất có vạ diệt, mình can gì mà sợ.
Quả nhiên khi Tư Mã Ý vùng dậy, bắt chém cả Hà lẫn Đặng. Quản Lộ nói về Hà Yến tinh thần bất định, nói về Đặng Dương ngồi đứng ngả nghiêng là xem về khí sắc, thần khí.
“Thiên thập quan sách thần tướng toàn biên” viết: - Uy nghi như hổ hạ sơn, trăm giống thú đều kinh như chim ưng vọt bay lên khiến cáo, thỏ đều sợ. Không cần giận mà vẫn oai.
Như vậy là thần khí. Chẳng phải vì hình hài của hổ hay hình hài của chim ưng mà muông thú kinh sợ mà vì khí thế oai thần do hổ, ưng vẫn có trong rừng núi. Bây giờ nếu con hổ ốm khặc khừ nằm đấy, con chim ưng gẫy cánh treo trên cành cây thì muông thú nào sợ.
là Tần Vũ Dương tay không đấm ch*t trâu. Kinh Kha không khoẻ bằng. Khi đến trước mặt Tần Thuỷ Hoàng, Kinh Kha tiến lên bình tĩnh, còn Tần Vũ Dương mặt tái đi, chân tay run lập cập. Tại sao vậy?
Nghĩa là: Bước vào nhà chưa cần phải hỏi chủ nhân làm ăn khá hay không, chỉ nhìn hình dung là đủ biết.
Khi quân Nhật chiếm lĩnh Thượng Hải, Nam Kinh, Nhật giao cho Đường Thiệu Nghi lập chính phủ bù nhìn. Những nhà chính trị chuyên nghiệp làm tay sai xôn xao bàn tán.
Nhà xem tướng danh tiếng Đào Bán Mai có hai người bạn họ Cố và họ Sái. Cả hai đều quen biết Đường Thiệu Nghi nên Nghi mời vào nội các. Bình nhật hai người không tin tướng số, lần này muốn thử tài Đào tiên sinh nên đến nhờ xem tướng. Họ dấu nhẹm câu truyện mời mọc của Đường Thiệu Nghi và chỉ hỏi Đào Bán Mai tiên sinh đoán về “quan vận” ra sao và có phải đi đâu xa không?
Đào Bán Mai quan sát hai người hồi lâu rồi nói: - Quan vận sắp tới nhưng phải ba tháng nữa mới thực hiện. Còn như đi đâu xa thì không vì không thấy dịch mã động.
Bấy giờ chính phủ dân quốc Trung Hoa tuy đã thiên đô vào sâu nội địa nhưng vẫn lưu lại ở Thượng Hải một bộ phận cứu tế và địa hạt công tác. Đào Bán Mai cho rằng chính phủ dân quốc sẽ giao công tác cho hai người chăng? Nhưng theo tiên sinh biết thì cả họ Cố lẫn họ Sái đâu có gì quan hệ với tập đoàn chính trị dân quốc. Nghĩ vậy nên Đào Bán Mai mới nói thẳng hai người có ý định tham gia chính phủ bù nhìn Đường Thiệu Nghi không?
- Cứ theo tướng bác thì ba tháng nữa mới thực hiện quan vận trong khi chính phủ Đường Thiệu Nghi chừng hai mươi ngày nữa thành lập xong. Bác giải thích làm sao?
- Tôi chỉ biết tướng hiện ra thế nào tôi nói thế. Tôi đoán chắc trong vòng hai tháng nữa, hai bác nhất định không thể “xuất chính” được. Giải thích ra sao thì tôi cũng chỉ giải thích bằng tướng pháp hay mạng vận thôi. Biết đâu Đường Thiệu Nghi lại không vì lý do nào đó mà không tổ chức xong chính phủ. Tôi không làm chính trị cũng chưa được xem tướng cho Đường Thiệu Nghi nên tôi chỉ dám đưa ra hoài nghi ấy thôi.
Họ gặp nhau tại Tân Á đại tửu điếm. Đào Bán Mai gặp Đường Thiệu Nghi chừng hơn mười phút đã vội cáo từ về ngay. Phần Đường Thiệu Nghi bận việc nên cũng đi luôn. Thế là bữa tiệc bất thành. Sái và Cố chạy theo ông bạn Đào Bán Mai gặng hỏi:
Chưa bước lên thuyền, hai người đã tới tấp hỏi Đào Bán Mai: - Thế nào? Bác phát hiện ra điều gì trên vóc tướng Đường Thiệu Nghi?
- Thần sắc hắn ta lúc này như người đã ch*t một nửa rồi. Hắn ta sẽ ch*t bất đắc kỳ tử không biết lúc nào. Các bác hãy nghe tôi. Đừng đi đâu nữa. Chỉ trong vòng năm ngày.
- Bác nói chi mà như đinh đóng cột vậy? Dù tướng số thì cũng phải một thời gian nó mới hiện ra được chứ? Hơn nữa, Đường Thiệu Nghi đi đâu đó có bộ hạ hộ tống đàng hoàng, làm sao xảy ra chuyện bất đắc kỳ tử? Trừ phi là ông ta ngộ gió độc?
Đào Bán Mai thấy hai người vẫn hồ nghi, cũng chẳng nói thêm, ông lặng lẽ xuống bảo gia nhân làm cơm thết bạn.
Gần buổi chiều chừng năm giờ, bỗng ngoài phố huyên náo hẳn lên, người nhà về cho hay hiến binh Nhật đang bủa vây Tân Á Tửu điếm, cùng với cái tin động trời Đường Thiệu Nghi bị đặc công của Trùng Khánh ám sát ch*t. Đường thiệu Nghi đang ngồi uống trà ở Tân Á tửu điếm cùng với mấy viên sỹ quan Nhật Bản thì một người ăn mặc rất sang trọng bước vào tới. Không ai lưu ý chi hết.
Người kia đến bàn Đường Thiệu Nghi nét mặt tươi cười bình tĩnh. Nhưng vụt một cái, anh ta rút trong mình ra chiếc búa lưỡi sáng quắc và nhanh như cắt chém mạnh vào sọ Đường Thiệu Nghi. Nghi ngã vật xuống đất, liền đấy mấy trái lựu đạn khói nổ tung, khách hàng nhốn nháo. Cổ Đổng, đặc viên công tác của chính phủ Trùng Khánh, người vừa xử tử Hán gian Đường Thiệu Nghi trốn thoát.
Tỉ dụ nói: văn người ấy chải chuốt nhưng vô khí: khí tán rồi người ấy nay mai là ch*t, trông người ấy không có sinh khí: cái khí hạo của nhiên của người quân tử...
Đọc nhiều nghe nói nhiều, người ta có thể hiểu bằng cách “ý hội” chứ không hiểu vì nghe giảng nghĩa. Bởi thế, mỗi lần Tây Phương tìm hiểu Á Đông, cứ hễ đến danh từ khí là chịu ch*t không làm sao dịch cho đúng, không làm sao giảng cho hiểu.
Nếu giảng như thế để áp dụng cho tướng mệnh học thì nó có vẻ lạc đề. Cho nên, cách tốt nhất để hiểu thần khí, khí sắc và khí là tìm hiểu bằng cách hội ý. Cũng như không thể giảng bức tranh đẹp như thế nào. Khi ý thức mỹ học cao lên sẽ hội ý được cái đẹp. Một cái cây ta trông thấy cành lá tốt tươi mà kỳ thực rễ nó đã thối nát thì ít bữa lá rụng cành khô. Một cây khác ta trông thấy lá úa, cành trơ trụi, kỳ thực rễ nó rất khỏe thì ít bữa cành lá sẽ xanh tươi. Khí ví như cái rễ vậy.
Có thần khí mà vô thần nhục (da thịt, hình tướng) ví như cây có rễ, chưa phát ra cành lá, đợi mùa xuân đến, tất đâm cành nảy nụ.
Ông Khổng Minh hình tựa cây tùng khô nhưng thần khí sáng sủa linh lợi, một sớm một chiều danh mãn thiên hạ.
Ý hội phải từ từ, cho nghĩa thấm dần. Bạn đọc sẽ trở lại với khí sắc, thần khí qua những chương khác.