Kinh tế xã hội hôm nay

Băng rừng, vượt suối hái lá dong

Sớm tinh mơ, bà Vi Thị Tương (66 tuổi, ở xã Sơn Điện, huyện biên giới Quan Sơn) đeo chiếc gùi lên vai rồi băng qua dòng sông Luồng vào rừng. Hành trang mang theo của bà cụ là con dao quắm và cơm nếp nắm muối vừng bọc trong lá chuối.

Để tìm được những chiếc lá ưng ý, người hái lá dong ở Quan Sơn phải băng qua sông. Ảnh: Lê Hoàng.

năm nào cũng vậy, cứ vào cuối tháng chạp, bà tương lại cùng nhóm phụ nữ trong bản ngàm vào rừng hái lá dong, mang về và bán cho thương lái. "chúng tôi gọi thứ lá này là lộc rừng vì không phải trồng tỉa, chăm sóc mà vẫn được đều đặn thu hoạch", bà tương nói.

Sau khoảng hai giờ đi bộ, bà tương và người chị họ đến nơi dong rừng mọc thành bãi ở ven bờ suối. để tìm được những chiếc xanh mượt, bán được giá cao, những người đi rừng như bà tương phải "đánh dấu bằng trí nhớ" nơi dong rừng mọc. hôm nào may mắn, chỉ cần nửa ngày là họ hái được đầy chiếc gùi mây.

Sau khi cắt tại rừng, được người dân gom lại từng bó nhỏ vài chục lá và gùi về nhà. trung bình mỗi ngày một người hái được khoảng 700 đến 800 lá dong, bán cho lái buôn với giá 250 đồng/lá. gần tuần nay, bà tương kiếm được đều đặn 200.000 đến 300.000 đồng mỗi ngày. "tính ra đi hái nửa tháng trước tết cũng được vài ba triệu đồng", bà tương nói.

Nghề hái làm theo thời vụ cuối năm. năm nào trời rét kéo dài đến tết, việc hái diễn ra sớm, khoảng từ mùng 7 đến giữa tháng chạp, ngược lại nếu nắng nóng thì sau rằm người dân mới bắt đầu đi rừng. lá hái về không để được lâu mà phải bán ngay, nếu không lá sẽ héo.

Những năm trước, cứ dịp gần tết, hầu như gia đình nào ở bản ngàm cũng vào rừng hái lá dong. vài năm trở lại đây, thanh niên trong bản đi làm công nhân xa nhà khiến chỉ còn những cụ già gắn bó với nghề này. làm việc vất vả, khi có thể bị ngã trật khớp chân tay hoặc bị vắt rừng cắn tứa máu, nhưng họ vẫn theo nghề để "có đồng ra, đồng vào trang trải thêm ngày tết".

Chị lâm thị hiệp làm nghề thu mua rừng ở xã sơn điện 20 năm qua, cho hay, năm nay lá được giá hơn mọi năm. gia đình chị đã thu mua và xuất đi thành phố thanh hóa, hà nội khoảng 10 vạn lá dong.

Theo chị hiệp, rừng ở vùng này có hai loại là nếp và tẻ, trong đó nếp hai mặt đều nhẵn như nhau nên được thị trường ưa chuộng hơn. "người dân cứ gùi lá về đến bản là có tiền nên ai cũng hào hứng", chị hiệp nói.

Theo VnExpress

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/bang-rung-vuot-suoi-hai-la-dong-20200118143531874.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY